Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống - Bộ Cánh diều
-
5851 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lấy ví dụ về động vật không xương sống và nêu môi trường sống của chúng.
Tên động vật không xương sống |
Môi trường sống |
Giun đất |
Trong đất |
Con rươi |
Nước lợ |
San hô |
Biển |
Thủy tức |
Nước ngọt |
Sâu bướm |
Lá cây |
Câu 2:
Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.
Đặc điểm nhận biết động vật ngành Ruột khoang là:
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Đa số sống ở biển (trừ thủy tức sống ở nước ngọt)
Câu 3:
Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa
- Hải quỳ có hình trụ, giống cái bình, miệng có các xúc tua.
- Sứa có cấu tạo giống cái dù, khi dù có bóp sẽ giúp sứa chuyển động.
Câu 4:
1. Quan sát mẫu vật thật (sứa, thủy tức), hoặc mẫu ngâm, video, tranh ảnh và vẽ hình động vật quan sát được.
2. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về san hô và viết một bài khoảng 300 từ giới thiệu về động vật này.
1. Hình sứa:
- Hình thủy tức:
- Hình san hô:
- Đoạn giới thiệu san hô:
San hô là động vật có cấu tạo giống như sứa và hải quỳ. Chúng được tạo bởi các sinh vật rất nhỏ gọi là polip san hô, polip giống như cây tảo biển với thân dạng túi và một miệng để lấy thức ăn rồi loại chất thải. Xung quanh miệng này là các xúc tu có tế bào gây ngứa. Mỗi tập đoàn san hô không phải một nhóm các polyp đơn lẻ cùng sống vì lợi ích chung, mà là kết quả của sự trưởng thành và đâm chồi của một polyp cơ sở. Chúng có chung một hệ chất lỏng và thần kinh, đều giống nhau về gen và các polyp liên kết bằng một lớp mô phỏng.
Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái lâu đời nhất, đa dạng nhất về mặt sinh học, và phong phú về các loài trên trái đất. Chúng còn hỗ trợ mối quan hệ cộng sinh (cùng có lợi) giữa các sinh vật trong thế giới tự nhiên. Mặc dù chỉ do những sinh vật rất nhỏ tạo thành, san hô tạo nên những rạn san hô tuyệt đẹp dọc theo bờ biển Việt Nam và là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển đa dạng.
San hô rất nhạy cảm với sự xáo trộn, và sự tổn thương do sự bất cẩn của con người có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả rạn san hô nói chung. Tình trạng của một rạn san hô có liên quan rất chặt chẽ với các hệ sinh thái rừng ngập mặn và cỏ biển ở xung quanh. Rừng ngập mặn và cỏ biển lọc chất dinh dưỡng từ các nguồn trên đất liền và là chiếc nôi che chở và nuôi dưỡng của nhiều sinh vật cư trú ở rạn san hô.
Câu 5:
Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất.
Đặc điểm nhận biết của các loài là:
- Sán dây: cơ thể phân đốt, dẹp và mềm, đồi xứng hai bên.
- Giun đua: cơ thể hình ống, đối xứng hai bên, thuôn hai đầu và không phân đốt.
- Giun đất: cơ thể dài, phân đốt, đối xứng hai bên và có các đôi chi bên.
Câu 6:
Em hãy tìm hiểu các biện pháp phòng tránh các bệnh sau:
- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên.
- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên.
Biện pháp phòng tránh:
- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên:
+ Hạn chế ăn ốc nước ngọt
+ Thường xuyên tẩy giun, sán định kỳ cho trâu, bò, lợn
+ Không ăn tiết canh, thịt tái
- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên:
+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần
+ Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Ăn chín uống sôi
Câu 7:
Nêu những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4.
Đặc điểm hình thái:
- Ốc sên: thân mềm, chân gắn với bụng, có vỏ ốc lớn
- Con mực: thân mềm, có các râu miệng dài, cơ thể mỏng, dẹp, có vây bơi
- Con sò: thân mềm, nằm trong hai mảnh vỏ
Câu 8:
Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm.
Đặc điểm nhận biệt động vật ngành Thân mềm là:
- Cơ thể mềm, không phân đốt
- Đa số các loài có lớp vỏ cứng bao bên ngoài để bảo vệ cơ thể
Câu 9:
Gọi tên các loài động vật trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật đó.
- Hình a: con sên
+ Vai trò: gây hại cho mùa màng
- Hình b: con trai
+ Vai trò: làm thực phẩm
- Hình c: con ốc
+ Vai trò: làm thực phẩm
- Hình d: con mực
+ Vai trò: làm thực phẩm
- Hình e: con hàu
+ Vai trò: làm thực phẩm
Câu 10:
Kể tên một số động vật Thân mềm có ở địa phương em. Nêu vai trò và tác hại của các loài đó trong thực tiễn.
Tên loài |
Vai trò |
Bạch tuộc |
Làm thực phẩm, có giá trị xuất khẩu |
Ngao |
Làm thực phẩm |
Ốc sên |
Gây hại cho cây cối, mùa màng |
Ốc hương |
Làm thực phẩm |
Ngán |
Làm thực phẩm |
Câu 11:
Quan sát mẫu vật thật (mực, trai, ốc…) hoặc mẫu vật ngâm, video, tranh ảnh và lập bảng về những đặc điểm hình thái của đại diện quan sát theo gợi ý trong bảng 22.1.
Tên động vật Thân mềm |
Đặc điểm hình thái ngoài |
Bạch tuộc |
Thân mềm, vó đá vôi tiêu giảm, có 8 xúc tua |
Ốc bươu vàng |
Thân mềm giấu trong vỏ đá vôi lớn, miệng có nắp đậy, chân bụng |
Con trai |
Thân mềm giấu trong hai mảnh vỏ, chân lưỡi rìu |
Câu 12:
Gọi tên các động vật trong hình 22.6, mô tả đặc điểm hình thái, nêu ích lợi và tác hại của chúng.
Hình |
Tên gọi |
Đặc điểm hình thái |
Vai trò |
a |
Con cua |
- Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Có đôi càng to và 4 đôi chân nhỏ - Có mai lớn - Có yếm ở phần bụng |
- Làm thực phẩm |
b |
Châu chấu |
- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng - Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Có 3 đôi chân và 2 đôi cánh |
- Phá hoại mùa màng, làm thực phẩm |
c |
Nhện |
- Cơ thể chia thành hai phần: đầu – ngực, bụng - Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Có 1 đôi kìm và 5 đôi chân |
- Bắt các côn trùng gây hại - Một số loài nhện có độc gây ảnh hưởng tới con người |
d |
Tôm |
- Cơ thể chia thành hai phần: đầu – ngực, bụng - Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Phần vỏ kitin bao ngoài - Có 2 đôi râu - Có nhiều đôi chân - Đuôi có tấm lái |
- Sử dụng làm thực phẩm - Có giá trị xuất khẩu |
Câu 13:
Nêu những đặc điểm giúp các em nhận biết được các động vật thuộc ngành chân khớp.
Đặc điểm nhận biết động vật thuộc ngành Chân khớp là:
- Chân phân thành các đốt, khớp động với nhau
- Hầu hết đều có lớp vỏ kitin bao bọc
- Có mắt kép
Câu 14:
Quan sát mẫu vật thật (tôm, cua, nhện, châu chấu) hoặc lọ ngâm mẫu vật, mẫu khô, mô hình , video, tranh ảnh và mô tả hình thái ngoài của đại diện thuộc ngành Chân khớp mà em quan sát được.
Tên gọi |
Đặc điểm hình thái |
Con cua |
- Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Có đôi càng to và 4 đôi chân nhỏ - Có mai lớn - Có yếm ở phần bụng |
Châu chấu |
- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng - Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Có 3 đôi chân và 2 đôi cánh |
Nhện |
- Cơ thể chia thành hai phần: đầu – ngực, bụng - Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Có 1 đôi kìm và 5 đôi chân |
Tôm |
- Cơ thể chia thành hai phần: đầu – ngực, bụng - Chân phân thành các đốt khớp động với nhau - Phần vỏ kitin bao ngoài - Có 2 đôi râu - Có nhiều đôi chân - Đuôi có tấm lái |
Câu 15:
Nhận biết tên các động vật thuộc ngành Chân khớp trong hình 22.7 (gợi ý: ve bò, ong, mọt ẩm, ve sầu, bọ ngựa, ruồi).
- Hình a: mọt ẩm
- Hình b: ruồi
- Hình c: ve bò
- Hình d: ve sầu
- Hình e: bọ ngựa
- Hình g: ong
Câu 16:
Lấy ví dụ động vật chân khớp có ở địa phương em và nêu ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.
Tên đại diện |
Lợi ích |
Tác hại |
Tôm càng xanh |
Thực phẩm |
|
Tôm sú |
Thực phẩm |
|
Cua |
Thực phẩm |
|
Nhện chăng lưới |
Bắt sâu bọ có hại |
|
Nhện đỏ |
|
Hại cây trồng |
Bọ cạp |
Bắt sâu bọ có hại |
|
Bướm |
Thụ phấn cho hoa |
Hại cây (sâu non ăn lá) |
Ong mật |
Thụ phấn cho hoa, cho mật |
|
Kiến |
Bắt sâu bọ có hại |
Câu 17:
Lập bảng phân biệt các động vật không xương sống theo các tiêu chí sau: đặc điểm nhận biết, các đại diện.
Tên ngành |
Đặc điểm nhận biết |
Các đại diện |
Ruột khoang |
- Không có xương sống - Cơ thể đối xứng tỏa tròn - Ruột hình túi |
Thủy tức, sứa, hải quỳ |
Ngành Giun |
- Không có xương sống - Cơ thể dài, đối xứng hai bên - Phân biệt đầu, thân |
Giun đất, giun đũa, sán lá gan |
Thân mềm |
- Không có xương sống - Cơ thể mềm, không phân đốt - Đa số có vỏ đá vôi |
Trai, ốc, mực |
Chân khớp |
- Không có xương sống - Chân gồm nhiều đốt khớp động với nhau - Đa số đều có lớp vỏ kitin - Có mắt kép |
Tôm, cua, nhện, châu chấu |