Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 4: Oxygen và không khí - Bộ Cánh diều
Bài tập Chủ đề 3 và 4 trang 43
-
64 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống.
a) Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
b) Hạt thóc, củ khoai và quả chuối đều có chứa tinh bột.
c) Khi ăn một quả cam, cơ thể chúng ta được bổ sung nước, chất xơ, vitamin C và đường glucose.
- Từ in nghiêng chỉ vật thể: hạt thóc, củ khoai, quả chuối, quả cam.
- Từ in nghiêng chỉ chất: oxygen, tinh bột, nước, chất xơ, vitamin C, đường glucose.
- Vật thể tự nhiên: hạt thóc, củ khoai, quả chuối, quả cam.
- Vật thể nhân tạo: không có
- Vật sống: hạt thóc, củ khoai
- Vật không sống trong bài: quả cam (do là quả cam dùng để ăn).
Câu 2:
Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào?
Mẫu chất đó đang ở thể lỏng.
Do chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Đặc biệt, chất lỏng dễ chảy.
Câu 3:
Người ta bơm khí vào săm, lốp (vỏ) xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Nếu thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn có được không? Vì sao?
Không thể thay chất khí bằng chất lỏng hoặc chất rắn.
Vì việc cho không khí bên trong lốp xe giúp lốp xe liên tục co giãn để hấp thụ lực nên giúp người ngồi trên xe không có cảm giác xóc khi di chuyển. Ngược lại nếu bánh xe đặc ruột, thì khi gặp đường gập ghềnh thì người ngồi trên xe sẽ bị chao đảo khó chịu, thậm chí có thể bị tai nạn khi di chuyển.
Câu 4:
Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học?
a) Nước sôi ở 100°C.
b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.
c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.
d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.
- Phát biểu mô tả tính chất vật lí: a, c, e
Cụ thể:
+ Phát biểu a mô tả nhiệt độ sôi của nước.
+ Phát biểu c mô tả trạng thái, màu sắc của lưu huỳnh.
+ Phát biểu e mô tả trạng thái, mùi vị của khí nitơ.
- Phát biểu mô tả tính chất hóa học: b, d
Cụ thể:
+ Phát biểu b mô tả sự cháy của nhiên liệu xăng.
+ Phát biểu d mô tả sự gỉ của con dao sắt.
Câu 5:
Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen với bình chứa khí nitơ.
Đưa que đóm còn tàn đỏ vào các lọ chứa khí trên:
- Nếu que đóm bùng cháy mãnh liệt thì lọ đó chứa khí oxi.
- Nếu tàn đóm tắt thì lọ đó có chứa khí nitơ.
Câu 6:
Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra
a) do xăng, đầu.
b) do điện.
a) Không được dùng nước để giập đám cháy gây ra do xăng dầu. Bởi vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nếu ta dập đám cháy gây ra bởi xăng dầu bằng nước thì nước lan tỏa đến đâu xăng dầu lan tỏa đến đó khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
b) Vì nước là chất dẫn điện nên nếu dùng nước để giập đám cháy gây ra do điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Câu 7:
Hoả hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người. Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?
Một số biện pháp để phòng cháy trong gia đình:
- Phát hiện dây điện bị đứt hoặc hở cần tránh xa và báo cho người lớn biết (để tránh hỏa hoạn do chập điện).
- Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas.
- Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình cần cách xa những nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; phải có người canh để chống cháy lan.
- Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động, các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra và sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật.
- Không nên tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini...
Câu 8:
Nêu một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí.
Một số hoạt động của con người gây ra ô nhiễm không khí:
+ Sử dụng phương tiện cá nhân ( xe máy, ô tô)
+ Nấu ăn bằng bếp than tổ ong ...
+ Đốt rơm rạ trên cánh đồng, đốt rừng làm rẫy …
+ Khí khải từ các xí nghiệp, nhà máy...