Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống
-
134 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 12.1 chúng ta thấy ngôi nhà chủ yếu được xây dựng từ đơn vị cấu trúc là những viên gạch. Vậy em hãy đoán xem cây xanh và cơ thể chúng ta được tạo nên từ đơn vị cấu trúc nào.
Cây xanh và cơ thể chúng ta được cấu thành nên từ tế bào.
Câu 2:
1. Quan sát hình 12.4, 12.5 và kể tên 1 số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể cây cà chua, cơ thể người.
2. Nêu khái niệm tế bào và chức năng của tế bào đối với cơ thể sống.
1. Tế bào cấu tạo nên cây cà chua: Tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút.
- Tế bào cấu tạo nên cơ thể người: tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, tế bào xương.
2. Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là "những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống".
Câu 3:
Mô tả hình dạng, kích thước của các loại tế bào trong hình 12.6 theo gợi ý trong bảng 12.1
Tế bào | Hình dạng | Kích thước |
Tế bào xương | Hình sao | Khoảng 5 – 20 µm |
Tế bào thần kinh | Hình sao nhiều cạnh | Dài khoảng 13 – 60 mm Rộng khoảng 10 – 30 µm |
Tế bào hồng cầu | Hình đĩa | Đường kính khoảng 7µm |
Tế bào biểu bì vảy hành | Hình lục giác | Dài khoảng 200µm Rộng khoảng 70 µm |
Tế bào nấm men | Hình bầu dục | Dài khoảng 6µm Rộng khoảng 5µm |
Tế bào vi khuẩn E.coli | Hình trụ | Dài khoảng 2µm Rộng khoảng 0,25 – 1 µm |
Câu 4:
Tế bào hồng cầu hình đĩa, lõm hai mặt và rất mềm dẻo, có thể thay đổi các hình dạng khi đi qua các mao mạch hẹp. Hãy tìm hiểu hình dạng tế bào hồng cầu ở người phù hợp với chức năng của nó như thế nào.
Tế bào hồng cầu là tế bào duy nhất trong cơ thể không có nhân nên nó có thể thay đổi hình dạng một cách dễ dàng để len lỏi qua các mao mạch hẹp.
Câu 5:
Quan sát hình 12.7 và cho biết:
- Cấu tạo và chức năng của màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào
- Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
- Cấu tạo và chức năng của:
| Màng tế bào | Tế bào chất | Nhân tế bào |
Cấu tạo | Lớp màng mỏng | Chất keo lỏng | Có màng nhân bao bọc chất di truyền |
Chức năng | Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào | Chứa các bào quan và nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào | Trung tâm điều khiển hầu hết các hoạt động sống của tế bào |
- So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
| Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Thành tế bào | Không có | Có thành cellulose |
Không bào | Không bào nhỏ hoặc không có | Không bào lớn và nhiều |
Lục lạp | Không có | Có lục lạp |
Câu 6:
Nhờ yếu tố nào mà lục lạp thực hiện được chức năng quang hợp?
Lục lạp thực hiện được chức năng quang hợp vì nó mang sắc tố quang hợp (diệp lục) có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Câu 7:
Tìm hiểu các sản phẩm trong cuộc sống làm từ cellulose.
Cellulose được ứng dụng vào sản xuất rất nhiều sản phẩm trong đời sống như bàn ghế, gường, tủ, giấy, sách, vở…
Câu 8:
Quan sát hình 12.8, 12.9 và nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều cấu tạo từ 3 thành phần là:
- Vùng nhân hoặc nhân
- Màng sinh chất
- Tế bào chất
Câu 9:
Lập bảng các đặc điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Trả lời:
| Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Giống nhau | Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều được cấu tạo từ 3 thành phần là: vùng nhân hoặc nhân, màng sinh chất, tế bào chất | |
Khác nhau | Vùng nhân chưa có màng bao bọc | Vùng nhân có màng bao bọc |
Câu 10:
Quan sát hình 12.11 và cho biết số lượng tế bào tăng lên sau mỗi lần phân chia.
Số lượng tế bào sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi lần phân chia.
Ta có thể tính bằng công thức:
Số tế bào sau mỗi lần phân chia: N = 2n (với n là số lần phân chia)
Câu 11:
Dựa vào hình 12.11, hãy tính số tế bào con mới được tạo ra sau lần phân chia thứ tư.
Số tế bào con được tạo ra sau lần phân chia thứ tư là:
N = 24 = 16 (tế bào)
Câu 12:
1. Nhận xét sự thay đổi về chiều cao cơ thể qua các giai đoạn khác nhau của cây xanh và người.
2. Xác định chiều cao của người trong hình 12.12b khi ở giai đoạn thiếu nhi và thanh niên. Hãy cho biết nhờ đâu có sự thay đổi chiều cao đó.
1. Chiều cao của cây xanh và cơ thể người trong các giai đoạn khác nhau là khác nhau.
- Chiều cao của cây xanh và người tăng dần qua các giai đoạn phát triển khác nhau.
2. Chiều cao của người trong hình 12.12b vào giai đoạn thiếu nhi là 100cm và ở giai đoạn thanh niên là 160cm.
- Nhờ có sự phân chia tế bào nên số lượng và kích thước của tế bào tăng lên dẫn đến tăng kích thước cơ thể.