Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 1: Mở đầu về Khoa học tự nhiên - Bộ Kết nối tri thức
Bài 7: Đo thời gian
-
3288 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mở đầu trang 22 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của các dụng cụ đo thời gian ở hình bên.
|
Đồng hồ mặt trời |
Đồng hồ cát |
Đồng hồ điện tử |
Ưu điểm |
- Dựa vào bóng của cột thay đổi hướng và chiều dài để xác định buổi sáng, trưa, chiều. => không sử dụng nhiên liệu nào - Ít hỏng, dễ sửa chữa. |
- Dựa vào lượng cát chảy xuống để xem giờ. => được trang trí đẹp thường dùng để làm quà tặng hoặc trang trí. |
- Có độ chính xác cao. - Dễ xem. - Cứng cáp, khó bị lực tác động mạnh làm hư đồng hồ. - Nhỏ, gọn dễ sử dụng |
Nhược điểm |
- Không hoạt động vào ban đêm hay những ngày không mặt trời. - Đồng hồ cũng không chính xác khi những góc chiếu mặt trời khác nhau sẽ cho bóng phản chiếu khác nhau. - Có khối lượng lớn, cồng kềnh. - Độ chính xác không cao. |
- Đồng hồ cát chủ yếu để đo những quãng thời gian ngắn khác nhau: 1 giờ, 30 phút hay thậm chí vài phút. - Độ chính xác không cao. |
- Sau một thời gian dùng sẽ phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo. - Khó sửa chữa. |
Câu 2:
Câu hỏi 1 trang 23 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Tại sao?
Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì đồng hồ bấm giây có thể đo được khoảng thời gian rất nhỏ (khoảng s) nên có thể đo được chính xác nhất khoảng thời gian thực hiện các thí nghiệm, thời gian trong các sự kiện thể thao.
Câu 3:
Câu hỏi 2 trang 23 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây?
a) Nhấn nút Start (Bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian.
b) Nhân nút Stop (Dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.
c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về vạch số 0 trước khi tiến hành đo.
Tất cả các thao tác a), b), c) đều rất cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây.
Câu 4:
Hoạt động 1 trang 23 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống.
Một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống là: Trong lúc thi, chúng ta cần ước lượng thời gian để phân bố thời gian làm bài một cách hợp lí.
Câu 5:
Hoạt động 2 trang 23 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học (có thể dùng cách đếm thầm từ 1 giây, 2 giây...). Sau đó, kiểm tra kết quả ước lượng bằng đồng hồ.
- Cách kiểm ta kết quả ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học là:
+ Bước 1: Bắt đầu bước đi dùng đồng hồ bấm giây.
+ Bước 2: Không nhìn đồng hồ, đếm thầm mỗi bước đi tính 1 giây, đếm cho đến khi nào đi được vòng quanh, lớp học, số bước chân chính là số giây đi được.
Sau đó, so sánh số giây đếm được với số giây hiện trên đồng hồ bấm giờ.
- Ví dụ:
+ Đi vòng quay lớp học đếm được 156 bước tương ứng với 156 giây.
+ Kiểm tra đồng hồ bấm giờ hiện 154 giây.
Câu 6:
Hoạt động 3 trang 23 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Học sinh tự dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Ví dụ: Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian gian hát bài “Đội ca” của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được 1 phút 41 giây.
Câu 7:
Em có thể 1 trang 23 Bài 7 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sử dụng được các loại đồng hồ thông thường đo thời gian.
- Học sinh biết cách sử dụng được các loại đồng hồ thông thường đo thời gian.
Bước 1: Chọn giờ bắt đầu hoạt động làm mốc (đối với đồng hồ số) hoặc reset về mốc 0 (đối với đồng hồ điện tử).
Bước 2: Xem giờ kết thúc hoạt động (đối với đồng hồ số) hoặc ấn stop (đối với đồng hồ điện tử).
Bước 3:
+ Đối với đồng hồ điện tử: số giờ hiển thị khi ấn stop chính là khoảng thời gian thực hiện hoạt động đó.
+ Đối với đồng hồ số: thời gian hoạt động = thời gian lúc kết thúc – thời gian chọn làm mốc.
- Ví dụ:
+ Để đo thời gian trong lúc làm bài thi, thời gian đi từ nhà đến trường, em có thể sử dụng đồng hồ điện tử.
+ Để quan sát thời gian hàng ngày, em có thể sử dụng đồng hồ treo tường, đồng hồ quả lắc..
+ Để tính thời gian chạy bộ, thời gian tập thể dục, em có thể sử dụng đồng hồ bấm giây.