Giải SGK Lịch sử 6 CTST Bài 2: Thời gian trong lịch sử có đáp án
-
115 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời để tính thời gian làm ra lịch.
Câu 2:
Câu hỏi 2 trang 15 Lịch Sử lớp 6: Câu đồng dao trong tư liệu 2.1 (“…. Mười rằm trăng náu, Mười sáu trăng treo….) thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?
- Câu đồng dao “…. Mười rằm trăng náu, Mười sáu trăng treo…” thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo Âm lịch (tức là cách tính thời gian theo chu kì Mặt trăng xoay quanh Trái Đất”
Câu 3:
- Khái niệm “Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc chúa Giê-xu ra đời (được gọi là năm 1 công nguyên).
- Khái niệm “trước Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc trước khi chúa Giê-xu ra đời.
- Khái niệm “thập kỉ”: khoảng thời gian 10 năm
- Khái niệm “thế kỉ”: khoảng thời gian 100 năm.
- Khái niệm “thiên niên kỉ”: khoảng thời gian 1000 năm.
Câu 4:
Luyện tập 1 trang 16 Lịch Sử lớp 6: Dựa vào sơ đồ 2.4, em hãy xác định từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
Thời gian diễn ra |
Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) |
||
Số năm |
Số thập kỉ |
Số thế kỉ |
|
179 TCN |
2400 |
240 |
24 |
111 TCN |
2132 |
213 |
21 |
1 |
2020 |
202 |
20 |
544 |
1477 |
147 |
14 |
938 |
1083 |
108 |
10 |
Câu 5:
Vận dụng 2 trang 16 Lịch Sử lớp 6: Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh.
- Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3), Tết Nguyên Đán (khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới) là những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo Âm lịch.
- Ngày Quốc khánh (ngày 2/9) là ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo Dương lịch.
Câu 6:
Vận dụng 3 trang 16 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 2.3, theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?
- Trên tờ lịch ghi cả 2 ngày (Dương lịch và Âm lịch) vì:
+ Nhịp sống hiện đại đòi hỏi người Việt phải hội nhập, hòa nhịp theo sự phát triển của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dương lịch => trên tờ lịch của Việt Nam cần phải ghi ngày dương lịch.
+ Mặt khác, từ xa xưa cho tới hiện nay, người Việt vẫn sử dụng ngày âm lịch trong đời sống sản xuất (sản xuất nông nghiệp theo thời vụ) và đời sống sinh hoạt thường nhật (ví dụ: các ngày lễ tết, ngày cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi…) => do đó, cần ghi thêm ngày âm lịch (tương ứng với ngày dương lịch) để người dân dễ dàng theo dõi.
- Không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, nên duy trì cách ghi lịch (có đồng thời cả 2 ngày Dương lịch và Âm lịch) như hiện nay.
Câu 7:
Vận dụng 4 trang 16 Lịch Sử lớp 6: Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em. Ví dụ: năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào lớp 1, năm vào lớp 6,… (lưu ý: em có thể bắt đầu trục thời gian với năm sinh của em)
Học sinh tự liệt kê các sự kiện quan trọng, và vẽ sơ đồ trục thời gian.
Các em có thể tham khảo ví dụ mẫu dướu đây: