IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 8: Khác biệt và gần gũi có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 8: Khác biệt và gần gũi có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Thực hành tiếng Việt trang 61 có đáp án

  • 774 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trả lời các câu hỏi sau:

a. Với câu "Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao." có thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được không? Vì sao?

Xem đáp án

a. Không thể dùng từ kiểu thay cho từ vẻ. Vì 2 từ này tuy gần nghĩa nhưng vẫn khác nhau:

- Kiểu: dùng để chỉ đặc điểm của hành động (kiểu đi, kiểu nói, kiểu ngủ...), và một dạng thức của sự vật (kiểu nhà, kiểu xe, kiểu váy...)

- Vẻ: dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật, đồ vật


Câu 2:

b. Từ khuất được dùng trong câu "Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn." có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?
Xem đáp án
b. Từ khuất được dùng trong câu sẽ phù hợp hơn các từ mất, từ trần, hi sinh. Vì từ mất giúp chỉ sự ra đi nhẹ nhàng, bình yên, và giảm nỗi đau cho người nói hơn các từ còn lại.

Câu 3:

c. Vì sao trong câu "Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.", từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?
Xem đáp án
c. Từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ cảm động, xúc cảm. Vì từ xúc động biểu thị được một trạng thái tình cảm, cảm xúc đang diễn ra rõ nét hơn từ cảm động, xúc cảm.

Câu 5:

Thực hiện các yêu cầu sau

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi trưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

Xem đáp án

a. Cụm từ "Giờ đây khi hồi tưởng lại" đóng vai trò là trạng ngữ trong câu. Nếu bỏ cụm từ đi, thì:

  • Cấu trúc câu sẽ thiếu đi thành phần trạng ngữ
  • Ý nghĩa câu: thiếu đi mốc thời gian, khoảng thời gian mà hoạt động xảy ra

Câu 6:

b. Văn bản "Hai loại khác biệt" có câu: "Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi". Nếu câu này được viết thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên." thì có phù hợp không? Vì sao?
Xem đáp án
b. Nếu viết lại thành "Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên" thì không phù hợp. Vì theo logic thực tế thì hành động đứng dậy phải diễn ra trước khi trả lời

Câu 7:

c. Câu "Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng." có thể đổi cấu trúc: "Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước." Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?
Xem đáp án
c. Không thể sử dụng câu biển đổi để thay cho câu gốc vì sau khi biến đổi, hành động "bắt tay" diễn ra trước hành động "tiến lên phía trước" là không hợp lí. Bởi nếu đã bắt tay nghĩa là J đang đứng cạnh thầy giáo, vậy cậu tiến lên phía trước để làm gì và bằng cách nào khi phía trước cậu là thầy giáo

Câu 9:

b. - Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa.

- Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

Xem đáp án

b.

  • Câu gốc: mệnh đề "không phải là điều quá nghiêm trọng" có mức độ thấp đặt trước, mệnh đề "không phải là căn bệnh hết cách chữa" có mức độ cao đặt sau
  • Câu thay đổi: mệnh đề có mức độ cao đặt trước, câu có mức độ thấp đặt sau

→ Sự thay đổi vị trí của hai mệnh đề ở câu thay đổi không phù hợp, vì câu sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến thì mệnh đề mức độ cao hơn phải đứng ở sau.


Bắt đầu thi ngay