IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 8: Khác biệt và gần gũi có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 8: Khác biệt và gần gũi có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Hai loại khác biệt có đáp án

  • 777 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Xem đáp án

Em rất muốn được thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.

Vì khi thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp, em sẽ được thể hiện ra những ưu điểm, sở trường của mình, khiến em trở nên tự tin và nổi bật hơn, từ đó được khẳng định bản thân trong lớp


Câu 2:

Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?
Xem đáp án
Theo em, một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội, thì chính bản thân bạn ấy là một người luôn sống hết mình, làm những gì mà mình thích, mình giỏi.

Câu 3:

Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
Xem đáp án
Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích: tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

Câu 4:

Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
Xem đáp án

Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp là:

  • Nhiều bạn sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính: mặc quần áo quái lạ
  • 1 số bạn để kiểu tóc kì quặc
  • 1 số khác làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm
  • 1 số bạn tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý
  • 1 nhóm con gái nắm tay nhau, vừa đi dọc hành lang vừa cười vừa như trẻ mẫu giáo
  • 1 bạn nữ, 1 vận động viên đã nhào lộn trong phòng ăn trưa

Câu 5:

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
Xem đáp án

Sự khác biệt của J thể hiện qua:

  • J ăn mặc như bình thường, trông hệt như mọi ngày
  • J đứng lên mỗi khi trả lời câu hỏi
  • Khi trả lời câu hỏi, J nói từ tốn, dõng dạc, lễ độ như không có gì quan trọng, ý nghĩa hơn
  • J nói với giáo viên là "Thưa thầy cô", gọi bạn bè là "anh chị"
  • J bắt tay giáo viên vào cuối tiết học như 1 lời cảm ơn

Câu 6:

Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
Xem đáp án
Các bạn trong lớp ngạc nhiên về J vì J vốn là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng, nhưng cậu lại nghiêm túc làm ra những điều thật là khác biệt, kì lạ so với mọi người.

Câu 7:

Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề?
Xem đáp án
Tác giả đã lập luận và dùng lí lẽ, chia sự khác biệt thành 2 loại là "sự khác biệt vô nghĩa" và "sự khác biệt có ý nghĩa" để làm rõ vấn đề. Mỗi lí lẽ đều có dẫn chứng cụ thể, là trải nghiệm của bản thân tác giả đi kèm để làm rõ điều muốn nói

Câu 8:

Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
Xem đáp án

Kết luận của người viết là:

- Sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.


Câu 9:

Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Xem đáp án

- Theo em, việc rút ra bài học từ câu chuyện là điều quan trọng hơn

- Em xác định như vậy, bởi vì việc kể lại câu chuyện chỉ chiếm một phần của văn bản, nó chỉ đóng vai trò là dẫn chứng để đưa ra những chiêm nghiệm, bài học đúc rút ở cuối bài. Và chính phần rút ra bài học đó mới làm nên giá trị, ý nghĩa của tác phẩm


Câu 10:

Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
Xem đáp án

Việc thể hiện sự khác biệt ấy được biểu hiện cụ thể như sau:

Số đông các bạn trong lớp Bạn J
  • Nhiều bạn sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính: mặc quần áo quái lạ
  • 1 số bạn để kiểu tóc kì quặc
  • 1 số khác làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm
  • 1 số bạn tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý
  • 1 nhóm con gái nắm tay nhau, vừa đi dọc hành lang vừa cười vừa như trẻ mẫu giáo
  • 1 bạn nữ, 1 vận động viên đã nhào lộn trong phòng ăn trưa
  • J ăn mặc như bình thường, trông hệt như mọi ngày
  • J đứng lên mỗi khi trả lời câu hỏi
  • Khi trả lời câu hỏi, J nói từ tốn, dõng dạc, lễ độ như không có gì quan trọng, ý nghĩa hơn
  • J nói với giáo viên là "Thưa thầy cô", gọi bạn bè là "anh chị"
  • J bắt tay giáo viên vào cuối tiết học như 1 lời cảm ơn

Câu 11:

Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Xem đáp án

- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận.

- Cách lựa chọn triển khai này giúp cho văn bản không mang tính triết lí, đánh giá và giáo dục nặng nề, cứng nhắc. Đồng thời khiến cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi và dễ thấu hiểu hơn.


Câu 12:

Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự "khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Xem đáp án

Em đồng ý với cách phân chia đó.

Bởi vì để trở nên khác biệt, một bộ phận chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài, và tự biến mình trở nên xấu đi, tệ hơn để tạo sự khác lạ - đó là sự khác biệt vô nghĩa, chẳng đem lại lợi ích gì và khiến bản thân trở nên xấu hơn. Ngược lại, người biến mình khác biệt nhờ vào cách hoàn thiện bản thân hơn, hướng tới những điều tốt đẹp ở sâu bên trong, giúp nâng cao giá trị bản thân và truyền tư tưởng tích cực đến người khác thì sẽ là khác biệt có ý nghĩa.


Câu 13:

Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Xem đáp án

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa: vì sự khác biệt đó rất dễ để thực hiện, không cần phải suy nghĩ, nghiên cứu lâu dài, và thường chỉ dừng lại ở hình ảnh ngoại hình, hành động lố lăng, xấu xí...

- Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần phải có vốn tri thức phong phú, có sự tin tin, bản lĩnh là chính mình, luôn vững vàng trước sóng gió, thử thách, luôn muốn đào sâu khám phá những điều mới lạ.


Câu 14:

Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Xem đáp án

- Bài học được rút ra từ văn bản không chỉ có giá trị với lứa tuổi học sinh, mà còn có giá trị với cả người trưởng thành và tất cả mọi người.

- Bởi vì bất kì ai cũng cần và muốn có một phương châm sống ý nghĩa. Người trưởng thành cũng cần tạo nên sự khác biệt có nghĩa để khẳng định bản thân trong cộng đồng rộng lớn. Và họ cần hiểu được rằng một sự khác biệt có ý nghĩa mới là điều cần hướng đến và xây dựng.


Câu 15:

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.
Xem đáp án

Bài mẫu tham khảo

    Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu! 


Bắt đầu thi ngay