Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (phần 3) (có đáp án)

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (phần 3) (có đáp án)

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (phần 3) (có đáp án)

  • 600 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thuờng; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau về phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbdd là đúng?

I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.

II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử.

III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.

IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.

Xem đáp án

Đáp án: C

Cặp Aa: Aa x Aa → AA:2Aa:1aa

Cặp Bb:

+ giới đực: Bb, O, b, B

+ giới cái: B, b

Số kiểu gen bình thường: 3 (BB, Bb,bb); kiểu gen đột biến: 4 (BBb, Bbb, B, b)

Cặp Dd: Dd x dd → 1Dd:1dd

Xét các phát biểu:

I đúng, có 3 x 4 x 2= 24 KG đột biến

II đúng, cơ thể đực có thể tạo 2 x 4 x 2= 16 giao tử

III sai, không thể tạo ra hợp tử chứa bbb

IV đúng.


Câu 3:

Nghiên cứu ở một loài thực vật nguời ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng

Xem đáp án

Đáp án: D

Cơ thể cho tối đa 28 loại giao tử → có 8 cặp NST. → 2n = 16

Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 lần cho 24=16 tế bào

Số NST trong mỗi tế bào là 384 ÷ 16 = 24 → thể tam bội


Câu 4:

Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể ba kép (2n + 1 + 1 ) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là

Xem đáp án

Đáp án: B

Nghiên cứu thực vật phát hiện ra 120 thể ba kép ( 2n+1+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể.

Gọi n là bộ NST đơn bội của loài.

Số thể ba kép tối đa có thể xuất hiện trong quần thể là: n(n-1): 2 = 120 → n = 16

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 32.


Câu 5:

Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một.

II. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 48 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.

III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.

IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội.

Xem đáp án

Đáp án: A

- Số kiểu gen lệch bội thể một là

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

- Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể một:

+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 24=16

+ Ở các hể một có số kiểu gen là

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Tổng số kiểu gen là 16 + 32 = 48.

- Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể ba:

+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 24=16

+ Ở các thể một có số kiểu gen là

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Tổng số kiểu gen là 16 + 96 = 112.

- Số kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội khi có thể một:

+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

+ Ở các thể một có số kiểu gen là

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Tổng số kiểu gen là 32 + 80 = 112.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương