Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
-
5820 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
So sánh số loài, môi trường sống của lớp cá sụn và lớp cá xương. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt 2 lớp này là gì?
Tên lớp cá | Số loài | Môi trường sống | Đại diện | Đặc điểm |
---|---|---|---|---|
Cá sụn | 850 | Nước mặn và nước lợ | Cá mập, cá đuối,… |
- Bộ xương bằng chất sụn - Khe mang trần - Da nhám - Miệng nằm ở mặt bụng |
Cá xương | 24565 | Biển, nước lợ, nước ngọt | Cá chép, cá rô,… |
- Bộ xương bằng chất xương - Xương nắp mang che các khe mang - Da có phủ vảy - Miệng nằm ở phía trước. |
Câu 2:
Đọc bảng sau, quan sát hình 34.1 → 7, điền nội dung phù hợp vào ô trống của bảng.
Bảng. Ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá
TT | Điều kiện sống | Đại diện | Hình dạng thân | Đặc điểm khúc đuôi | Đặc điểm vây chẵn | Khả năng di chuyển |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu | Cá nhám, cá trích | Thon dài | Khỏe | Bình thường | Bơi nhanh |
2 | Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều | Cá vền, cá chép | Tương đối ngắn | Yếu | Bình thường | Bơi chậm |
3 | Trong những hốc bùn đất ở đáy | Lươn | Rất dài | Nhỏ | Tiêu biến | Bơi rất kém |
4 | Trên mặt đáy biển | Cá đuối, cá bơn | Dẹt, mỏng | Nhỏ | Lớn hoặc nhỏ | Bơi kém |
Câu 3:
Hãy nêu đặc điểm chung của cá về: Moi trường sống, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể.
- Môi trường sống: nước mặn, nước ngọt, nước lợ
- Cơ quan di chuyển: vây
- Cơ quan hô hấp: mang
- Hệ tuần hoàn: tim 2 ngăn, máu trong tim đỏ thẫm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, có 1 vòng tuần hoàn.
- Sinh sản: thụ tinh ngoài
- Nhiệt độ cơ thể: phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Câu 4:
Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá ?
Ở những điều kiện sống khác nhau, thì cấu tạo cơ thể và tập tính hoạt động của cá cũng khác nhau.
- Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích ... để tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh.
- Những loài cá sống ở tầng giữa và tầng đáy như cá chép, cá giếc ... có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi chậm.
- Những loài cá sống chui luồn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có mình rất dài, vậy ngực và vây hông tiêu giảm.
- Loài cá sống ở đáy biển như cá bơn thì thân dẹp, mỏng, hai mắt nằm ở mặt lưng, vây đuôi và vây hông rất nhỏ, nằm nghiêng, bơi chậm bằng cách uốn mình theo chiều ngang cơ thể.
- Những loài cá sống ở đáy sâu hàng nghìn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mắt rất lớn để tiếp thu ánh sáng yếu hoặc mắt không phát triển , râu và tua rất dài; một số loài có cơ quan phát sáng ở đầu.
Câu 5:
Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn với cá xương.
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương là : Có sụn có bộ xương bằng chất sụn da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng, còn cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhày, miệng nằm ở đầu mõm.
Câu 6:
Vai trò của cá trong đời sống con người ?
STT | Các mặt lợi ích của cá | Ví dụ về giá trị của từng mặt lợi ích |
---|---|---|
1 | Nguồn thực phẩm | Thịt, trứng cá, vây cá nhám, nước mắm… |
2 | Dược liệu | Dầu gan cá thu, cá nhám |
3 | Nông nghiệp | Xương cá, bã mắm làm phân… |
4 | Công nghiệp | Giấy ráp (da cá nhám) |
5 | Đấu tranh tiêu diệt động vật có hại | Ăn bọ gậy, sâu hại lúa… |