Bài 6: Phản xạ
-
1928 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Hãy nêu thành phần cấu tạo cùa mô thần kinh.
- Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6 -1).
Trả lời:
- Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh.
- Cấu tạo: Mỗi nơron đều gồm phấn thân và các tua.
+ Phần thân gồm clúit tểbào và nhân.
+ Các tua gồm / tua dài (gọi là sợi trục) và nhiều tua ngắn (gọi là sợi nhánh).
- Chức năng: Nơron có 2 chức năng là cám ứng và dần truyền .xung thần kinh
+ Cảm ứng: Nơron có khả nàng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích
Kích thích → Nơron → Xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiểu nhất định:
Từ sợi nhánh → Thán nơron → Sợi trục
- Nơron thần kinh gồm các loại sau:
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nưron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, dảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận dộng) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng
Câu 2:
Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?
Trả lời:
Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau, cụ thể:
+ Nơron cảm giác dần truyền xung thần kinh hướng về trung ương.
+ Nơron vận động dẫn truyền xung từ trung ương tới cơ quan trả lời.
Câu 3:
- Phản xạ là gì ?
- Nêu sự khác biệt giữa phản xạ động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).
Trả lời:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim... khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)... đều là các phản xạ.
- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:
+ Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.
+ Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường.
Ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.
Câu 4:
Quan sát hình 6-2, hãy xác định:
- Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ.
- Các thành phần của một cung phản xạ.
Trả lời:
- Có 3 loại nơron tạo nên cung phản xạ:
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc).
+ Nơron li tâm (nơron vận động).
- Thành phần một cung phản xạ gồm:
+ Cơ quan thụ cảm. + 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).
+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng). Vậy, cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến). Tuy nhiên, sau đó cơ quan thụ cảm lại phát xung thần kinh báo về trung ương tình trạng của phản ứng giúp trung ương nhận biết kết quả của phản ứng, để có thể có sự điêu chỉnh cho thích hợp. Thông báo tình trạng phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương chính là thông tin ngược.
Như vậy, cơ thể biết được phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Nếu chưa dáp ứng được thì trung ương tiếp tục phát lệnh dể điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời.
Cần lưu ý là ngay ở cơ quan phản ứng cũng có cơ quan thụ cảm gọi là thụ quan trong hay thụ quan cơ khớp. Chính các thụ quan này dã gửi thông tin ngược báo tình trạng phản ứng về trung ương thần kinh để có sự điều chỉnh.
Điều đó chứng tỏ các phản xạ đều được thực hiện theo 1 vòng khép kín, đó là vòng phản xạ.
Câu 5:
Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.
Trả lời:
Ví dụ: Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh thành xung thần kinh theo dây li tâm tới các cơ tay để điều chỉnh (về cường độ, tần số co cơ...) giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyền theo các nơron tạo nên một vòng khép kín là vòng phản xạ.
Câu 6:
Phản xạ là gì ? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ
Lời giải:
* Khái niệm: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…
Câu 7:
Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó
Lời giải:
Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ :
- Nếu ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm truyền tới (cơ quan phản ứng).
- Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm. Nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy, cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.
Câu 8:
Cấu tạo của một noron điểu hình là:
Chọn đáp án: C
Giải thích: Mỗi nơron điển hình đều gồm phấn thân, sợi trục, đuôi gai ( tua ngắn hay sợi nhánh)
Câu 9:
Hai chức năng cơ bản của noron là:
Chọn đáp án: C
Giải thích: Hai chức năng cơ bản của noron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
- Cảm ứng: Nơron có khả nàng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích Kích thích —> Nơron —> Xung thần kinh
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiểu nhất định: Từ sợi nhánh —> Thân nơron -> Sợi trục.
Câu 10:
Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố ?
Chọn đáp án: C
Giải thích: - Thành phần một cung phản xạ gồm 5 yếu tố:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).
+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng).
Câu 11:
Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?
Chọn đáp án: C
Giải thích: Dựa vào chức năng người ta phân biệt noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm.
Noron hướng tâm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
Noron trung gian đảm bảo liên hệ giữa các nơron
Noron li tâm truyền xung thần kinh đến các cơ quan phản ứng
Câu 12:
Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Noron liên lạc nằm trong trung ương thần kinh
Noron cảm giác có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến).
Câu 13:
Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ ?
1. Xung thần kinh li tâm
2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh
3. Xung thần kinh thông báo ngược
4. Xung thần kinh hướng tâm
Chọn đáp án: B
Giải thích: - Thành phần một cung phản xạ gồm 5 yếu tố:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).
+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng).
Câu 14:
Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu ?
Chọn đáp án: B
Giải thích: Tủy sống giữ một chức năng vô cùng quan trọng, đó là sự phản xạ. Có thể nói rõ là sự phản ứng tức thời của cơ thể mà không cần não xử lý, nó bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm hằng ngày.
Câu 15:
Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về
Chọn đáp án: A
Giải thích: Vì vòng phản xạ thực hiện nhiều phản xạ khác nhau và có sự tham gia của ý thức
Câu 16:
Vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao miêlin ở người khoảng
Chọn đáp án: C
Giải thích: Vận tốc xung thần kinh trên giây thần kinh có bao myelin ở động vật thay đổi theo hướng tiến hóa, trong đó con người thuộc lớp thú ở khoảng 100m/s
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
Chọn đáp án: B
Giải thích: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát đi xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể phản ứng chính xác đối với kích thích.