Bài 25: Thường biến
-
3375 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 25 và tìm hiểu 2 ví dụ dưới đây. Từ những quan sát được và từ các tư liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Ví dụ 1: Ở một cây rau dừa nước: khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ; khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn; khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn hơn hai khúc trên và ở mỗi đốt, một phần rễ biến thành phao, rễ cũng lớn hơn.
Ví dụ 2: Cùng thuộc một giống su hào thuần chủng, nhưng cây trồng ở luống được bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh đúng kĩ thuật thì có củ to hơn hẳn so với củ ở những cây trồng ở luống không làm đúng quy trình kĩ thuật.
- Sự biểu hiện ra ngoài kiểu hình của một một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu tố ấy, yếu tố nào được xem như là không biến đổi?
- Thường biến là gì?
Lời giải
- Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường. Trong các yếu tố đó, yếu tố kiểu gen xem như không biến đổi.
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Câu 2:
Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5-5 tấn/ha.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?
- Mức phản ứng là gì?
Lời giải
- Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống qui định.
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một kiểu gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định
Câu 3:
Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.
Lời giải
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Câu 4:
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng?
Lời giải
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.
Câu 5:
Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?
Lời giải
Vận dụng những hiểu biết do ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…).
- Hạn chế những ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.
- Áp dụng các kĩ thuật trồng trọt hiện đại, thích hợp với từng loại giống.
- Thay thế các giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn, phù hợp với từng điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 10:
Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là
1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định.
2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật.
3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình.
4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được.
5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính.
Lời giải
Chọn đáp án B.
Câu 11:
Biến dị nào sau đây không phải là thường biến?
1. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người.
2. Cây rụng lá vào mùa đông.
3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu.
4. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn.
5. Bệnh mù màu ở người.
Lời giải
Chọn đáp án C.
Câu 16:
Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Thường biến làm biến đổi kiểu hình nên làm biến đổi kiểu gen.
2. Thường biến giúp sinh vật thích nghi thụ động trước những biến đổi của điều kiện sống.
3. Thường biến tăng khả năng chống chịu và sinh sản của sinh vật.
4. Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định.
5. Đột biến gen và đột biến NST đều là biến dị di truyền.
Lời giải
Chọn đáp án C.