Giải Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập cuối học kì 2 Tuần 35
-
44 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lập bảng thống kê các bài tập đọc theo chủ điểm Khám phá thế giới
- Đường đi Sa Pa của Nguyễn Phan Hách
- Trăng ơi... từ đâu đến? của Trần Đăng Khoa
- Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của Hồ Diệu Tần và ĐỖ Thái.
- Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo.
- Ăng-co Vát (theo Những kì quan thế giới).
- Con chuồn chuồn nước của Nguyễn Thế Hội.
Thể loại và nội dung chính:
- Đường đi Sa Pa của Nguyễn Phan Hách là bài văn thuộc thể kí. Tác giả đã ghi chép lại cảnh vật trèn đường đi Sa Pa và nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Trăng ơi... từ đâu đến? là bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa. Tác giả thể hiện cảm xúc yêu trăng, yêu quê hương đất nước, yêu các chú bộ đội, yêu mẹ qua bài thơ.
- Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất: là một bài văn kể lại hành trình gian nan và nguy hiểm của Ma-gien-lăng và đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đã vượt qua Đại Tây Dương, đến Châu Mĩ, qua Thái Bình Dương, đến Châu Á, qua Ấn Độ Dương và lại trở về châu Âu và đã phát hiện ra trái đất hình cầu.
- Dòng sông mặc áo là một bài thơ miêu tả sự thay đổi nhiều màu sắc đẹp của một dòng sông trong thời gian từ sáng đến trưa, đến tối, đến đêm. Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để vẽ lên vẻ đẹp của dòng sông.
- Ăng-co Vát là một bài ghi chép nhằm giới thiệu cảnh quan kì lạ hùng vĩ và tuyệt đẹp của khu đền Ăng-co Vát ở đất nước Cam-pu-chia.
Con chuồn chuồn nước: là một đoạn văn miêu tả một con chuồn chuồn nước, hình dáng màu sắc và hoạt động của nó trong không gian lớn và tươi đẹp.
Câu 3:
Giải nghĩa một số trong các số các từ ngữ vừa thống kê ở tập 2. Đặt câu với từ ngữ ấy
Lạc quan: có cách nhìn, thái độ tin tưởng vào tương lai tốt đẹp
Chú em có cái nhìn rất lạc quan.
Câu 4:
Viết một đoạn văn miêu tả cây xương rồng
Ba em mua về một chậu xương rồng cảnh. Cây xương rồng được trồng trong một cái chậu sứ nhỏ bằng chiếc bát ăn cơm. Cây này có hình thù khác hẳn loại xương rồng thường trồng làm hàng rào. Thân nó là một khối tròn, xung quanh có nhiều khía chạy dọc thân từ trên xuống và ở các khía này gai nhọn mọc ra tua tủa. Màu sắc của cây này cũng khác. Nó không có màu xanh mà lại có màu nâu đất. Vào mùa xuân, cây này cũng nảy lên một chùm hoa đỏ ở phía trên nhìn rất đẹp mắt. Ba em đặt chậu xương rồng này ở ngay trên bàn làm việc của mình để trang trí cho mặt bàn thêm đẹp.
Câu 5:
Tìm trong bài đọc trên
Một câu hỏi: Răng em đau, phải không?
- Một câu kể: Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.
- Một câu cảm: Ôi, răng đau quá!
- Một câu khiến: Em về nhà đi!
Câu 6:
Bài đọc trên có những trạng ngữ nào chỉ thời gian, chỉ nơi chốn?
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Có một lần, trong giờ tập đọc.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp.
Câu 7:
Hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu
Buổi sáng sớm, khi ra khỏi chuồng, bồ câu thường đua nhau bay vút lên cao rồi lượn những vòng tròn thật rộng trên bầu trời đầy nắng gió. Sau khi đã bay lượn thỏa thích chúng lại trở về đậu xuống nóc nhà nơi chúng đã bắt đầu cuộc bay không bao giờ lầm lẫn. Nếu được huấn luyện, bồ câu có thể chuyển một lá thư buộc ở chân đến một nơi thật xa cho một người cần nhận thư. Trong quân sự người ta đã lợi dụng ưu điểm này của bồ câu để bí mật thông báo những tin tức quan trọng.
Bồ câu là loài chim ưa sạch sẽ nên chúng cũng hay tìm đến nơi có nước sạch để uống nước và để tắm gội.
Câu 8:
Dựa vào nội dung bài học, chọn ý trả lời đúng
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là gì?
Gợi ý: Chọn (b): Gu-li-vơ.
Câu 2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này?
Gợi ý: Chọn (c): Li-li-pút, Bli-phút.
Câu 3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng?
Gợi ý: Chọn (b): Bli-phút.
Câu 4. Vì sao trông thấy Gu-li-vơ, quân địch phát khiếp?
Gợi ý: Chọn (b): vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
Câu 5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút?
Gợi ý: Chọn (a): Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình..
Câu 6. Nghĩa của chữ "Hòa" trong "Hòa ước" giống nghĩa của chữ "Hòa" nào đã cho.
Gợi ý: Chọn (c): Hòa bình.
Câu 7. Câu "Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch" là loại câu gì?
Gợi ý: Chọn (a): Câu kể.
Câu 8. Trong câu "Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp", bộ phận nào là chủ ngữ.
Gợi ý: Chọn (b): Quân trên tàu
Câu 9:
Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích
Nhà em có nhiều loài vật nuôi nhưng chú Thỏ Trắng là con vật em yêu thích nhất.
Chú có bộ lông mềm mại và trắng nõn như bông. Cái miệng nhỏ thường hay gặm nhấm để lộ những chiếc răng nhọn và sắc. Hai bên miệng là bộ ria trắng như cước. Cái mũi hồng hồng, ươn ướt và mềm như cao su. Đôi mắt của chú màu cánh gián, tròn xoe như hai hạt nhãn. Nhìn đôi mất Thỏ Trắng, em cảm nhận được một sự hiền lành, nhút nhát nhưng cũng rất tinh khôn ở chú. Sự đáng yêu của chú còn thể hiện ở đôi tai rất khác biệt với những con vật khác. Đôi tai ấy dài hơn một gang tay em, nó tựa hai chiếc lá nhọn đang vươn cao. Mỗi khi bắt chú, em thường túm lấy đôi tai ấy mà nhấc bổng chú lên. Có lẽ nhờ đôi tai dài nên chú nghe rất thính, chú biết lắng nghe những âm thanh xung quanh mình.
Mỗi khi cho chủ ăn, chú chững chạc nhấm nháp từng chiếc lá. Những lúc ấy, em ngắm chú thật lâu, thật kĩ. Nhìn cái lưng cong cong và cái đuôi ngắn tun ngủn của chú, em thấy chú đáng yêu lạ thường.
Sự đáng yêu của Thỏ Trắng còn thể hiện ở sự hiếu động và tinh nghịch. Chú thích leo trèo nhảy nhót. Tuy hai chân trước ngắn, hai chân sau dài hơn nhưng chú chạy rất nhanh, leo trèo rất giỏi. Đôi chân của họ hàng nhà chú là một phương tiện để trốn tránh kẻ thù.