IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VBT GDCD 7 Cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án

Giải VBT GDCD 7 Cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án

Giải VBT GDCD 7 Cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án

  • 176 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những hình ảnh dưới đây nói về truyền thống nào của quê hương? Em có thể nói gì về những truyền thống này?

Media VietJack
Xem đáp án

- Ảnh 1: Truyền thống yêu nước

- Ảnh 2: Truyền thống cần cù lao động, sản xuất

- Ảnh 3: Nhã nhạc cung đình Huế

- Ảnh 4: Nghề truyền thống đan nón lá

- Ảnh 5: Truyền thống tương thân tương ái

- Ảnh 6: Truyền thống tôn sư trọng đạo.


Câu 2:

Hãy kể tên 5 việc làm biểu hiện góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và 5 việc làm biểu hiện chưa giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Việc làm, biểu hiện giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

Việc làm, biểu hiện chưa giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Xem đáp án

Việc làm, biểu hiện giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

Việc làm, biểu hiện chưa giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

1. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thiện nguyện,… do nhà trường, địa phương tổ chức.

1. Từ chối, né tránh tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thiện nguyện,… do nhà trường, địa phương tổ chức.

2. Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước

2. Không tìm hiểu, chê bai các truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước

3. Quảng bá, giới thiệu với bạn bè về truyền thống tốt đẹp của quê hương

3. Tuyên truyền sai lệch, làm xấu hình ảnh, tổn hại đến truyền thống của quê hương.

4. Học hỏi, rèn luyện và gìn giữ làn điệu dân ca của quê hương

4. Chê bai các làn điệu dân ca của quê hương là lạc hậu, lỗi thời

5. Học hỏi và gìn giữ nghề truyền thống của địa phương

5. Chê bai nghề truyền thống của quê hương là lạc hậu, lỗi thời


Câu 3:

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm biểu hiện nào dưới đây để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?

(Đánh dấu x vào ô em lựa chọn)

Việc làm, biểu hiện

Đồng tình

Không đồng tình

A. Tích cực tham gia các trò chơi dân gian

 

 

B. Coi thường các nghề thủ công của địa phương

 

 

C. Chăm chỉ học tập lao động

 

 

D. Dành phần lớn thời gian để chơi điện tử

 

 

E. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do nhà trường, địa phương tổ chức

 

 

G. Sẵn sàng giới thiệu với mọi người về các làn điệu dân ca các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

 

 

H. Tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của quê hương

 

 

Xem đáp án

Việc làm, biểu hiện

Đồng tình

Không đồng tình

A. Tích cực tham gia các trò chơi dân gian

x

 

B. Coi thường các nghề thủ công của địa phương

 

x

C. Chăm chỉ học tập lao động

x

 

D. Dành phần lớn thời gian để chơi điện tử

 

x

E. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do nhà trường, địa phương tổ chức

x

 

G. Sẵn sàng giới thiệu với mọi người về các làn điệu dân ca các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

x

 

H. Tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của quê hương

x

 


Câu 4:

Việc làm nào sau đây không thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 5:

Đọc câu chuyện

GIỮ LỬA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Ở xã Quảng Văn, Thị xã Vân đồn, tỉnh Quảng Bình, hầu như nhà nào người nào cũng biết làm nón. Trẻ em lên 6, 7 tuổi đã được người lớn dạy cho cách phơi lá, chằm nón. Đến khi 8, 9 tuổi đã thông thạo từng đường kim, mũi chỉ. Người già đến khi mất mờ tay yếu không thể làm vành, chằm nón được thì phụ con cháu phơi, ủi lá.

Ông Trần Văn Thanh thôn La Hà Tây cho biết, trung bình một ngày một người có thể làm được 3 chiếc nón, mỗi chiếc nón hoàn thành xong trừ chi phí nguyên vật liệu còn lái được từ 10 cho tới 12000₫. So với giá ngày công lao động hiện nay thì không phải là cao nhưng đó là việc làm lúc nhàn rỗi nhẹ nhàng phù hợp với tất cả mọi đối tượng lớn, nhỏ, già, trẻ gái, trai ai cũng có thể làm được, tạo thêm thu nhập cho gia đình.

Hiện ở xã Quảng Văn ngoài nón lá thủ công thì còn có nón lá may bằng máy để tăng năng suất thế nhưng với sự yêu nghề yêu từng đường kim mũi chỉ nên phần lớn những người dân ở nơi đây vẫn chọn may nón bằng thủ công. Bên cạnh nghề làm nón xã Quảng Văn còn giữ gìn và phát triển nghề đan mây truyền thống theo các cụ cao tuổi trong làng nghề có từ năm 1950 do cụ ông Trần Mại đi học nghề ở Thái Bình sau đó trở về địa phương làm và truyền nghề cho bà con nơi đây.

Với các làng nghề khác sản phẩm của đan lát phần lớn là vật dụng sinh hoạt như: rổ, giá, nong, nia, hàng mỹ nghệ,…. nhưng làng nghề đan lát ở xã Quảng Văn thì lại khác, sản phẩm của họ từ hàng chục năm nay là đan mây lục giác họ đang thành tấm dài 15m rộng 0,6 đến 1 m được hợp tác xã mây tre đan nón lá Quảng Văn và một số cơ sở khác thu mua xuất khẩu.

Hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ mây tre đan của các tổ chức cá nhân cả trong và ngoài nước ngày một tăng lên nên việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề rất thuận lợi. Từ đầu năm đến nay làng nghề xuất ra thị trường hơn 30.000 mét vuông sản phẩm tấm mây đân. Mặc dù sản lượng lớn như vậy nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt Tết Nguyên Đán sắp đến nhu cầu về sản phẩm trang trí nội thất làm bàn ghế lớn nên nhu cầu về mặt hàng mây đan cũng tăng. Hợp tác xã đang tập trung vận động và nâng giá trị thu nhập ngày công lao động để động viên bà con tranh thủ thời gian sản xuất.

Ở xã Quảng Văn hiện toàn xã có khoảng 400 hộ dân làm nghề mây tre đan, 400 hộ làm nghề nón lá. Phát triển làng nghề truyền thống của địa phương đã phát huy nội lực của nhân dân tạo việc làm tại chỗ gắn với giữ gìn các phong tục tập quán; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đa dạng hóa các mô hình kinh tế; duy trì và phát triển nghề truyền thống, đến nay tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng Văn là 35 triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,83. Nghề mây tre đan nón lá ở xã Quảng Văn đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân nhất là vào dịp nông nhàn và mang lại nguồn thu nhập hiện tại khá ổn định đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương

a) Những việc làm nào thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương trong câu chuyện trên?

Xem đáp án

a) Những việc làm thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương trong câu chuyện trên là:

- Người lớn dạy cho trẻ nhỏ các công đoạn trong nghề làm nón lá

- Dù nghề đan nón lá đưa đến thu nhập thấp, nhưng người dân vẫn gắn bó với nghề

- Người dân chọn may nón bằng thủ công

- Nhiều cá nhân, hộ gia đình trong xã Quảng Văn luôn gắn bó với nghề may nón và nghề mây tre đan.


Câu 6:

b) Những việc làm đó đã đem lại lợi ích gì cho cá nhân và địa phương?

Xem đáp án

b) Lợi ích của những việc làm đó:

- Tạo công ăn, việc làm tại chỗ cho nhân dân trong địa phương

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương

- Đem lại thu nhập cho người dân (bình quân khoảng 35 triệu/ năm)

- Góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã Quảng Văn.


Câu 8:

b) Em có đồng ý với lời khuyên của bạn Bình đối với bạn Nam không? Vì sao?

Xem đáp án

b) Em không đồng tình với lời khuyên của Bình đối với Nam. Vì lời khuyên này thể hiện Bình chư biết giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương mình.


Câu 9:

Cứ đến rằm tháng 8 hằng năm là dân làng thôn X lại nô nức chuẩn bị hội làng. Hội làng diễn ra vào 2 đến 3 ngày, nhằm giới thiệu những sản vật của địa phương và tổ chức các trò chơi dân gian để giải trí cũng như giữ gìn phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của quê hương. Người dân của địa phương từ già đến trẻ đều tích cực hưởng ứng và tự chuẩn bị cho mình những sản phẩm để tham gia lễ hội. Người thì chuẩn bị món ăn như: bánh chưng, bánh tét, bánh rán, cốm… có nhóm chọn hát hoặc múa một làn điệu dân ca của quê hương; nhóm thanh niên trai tráng thì chọn các trò chơi như: đấu vật, kéo co, chọi gà….. Tuy nhiên trong số đó cũng có một vài cá nhân, gia đình lợi dụng lễ hội để tổ chức các trò chơi đỏ đen, đua xe trái phép ảnh hưởng đến lễ hội.

a)  Người dân thôn X đã làm những việc gì để giữ gìn truyền thống của quê hương?

Xem đáp án

a) Để giữ gìn truyền thống của quê hương, người dân thôn X đã:

+ Tổ chức hội làng nhằm giới thiệu những sản vật của địa phương và tổ chức các trò chơi dân gian để giữ gìn phong tục tập quán

+ Nô nức, tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho Hội làng, thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như: làm bánh, múa, hát làn điệu dân ca,….


Câu 10:

b) Em có thể nói gì về những việc làm lợi dụng lễ hội của một số cá nhân trong câu chuyện trên?

Xem đáp án

b) Việc làm lợi dụng lễ hội để tổ chức các trò chơi đỏ đen, đua xe trái phép,… của một số cá nhân, hộ gia đình đã ảnh hưởng xấu, làm tổn hại hình ảnh của lễ hội làng.


Câu 12:

b) Nếu là thành viên của nhóm em sẽ khuyên M như thế nào?

Xem đáp án

b) Nếu là thành viên của nhóm em sẽ khuyên M: “Quê hương chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Những truyền thống ấy có ý nghĩa rất lớn với đời sống của mỗi cá nhân nói riêng và sự phát triển của quê hương nói chung. Cậu hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những truyền thống đó nhé”.


Câu 13:

Ở địa phương quê em có những truyền thống tốt đẹp nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những truyền thống đó.

Xem đáp án

- Truyền thống của quê hương em là: làn điệu dân ca quan họ

- Hiểu biết của em về truyền thống:

+ Dân ca quan họ là di sản văn hóa có giá trị về nhiều mặt, như: nghệ thuật; cố kết cộng đồng và lưu truyền tri thức dân gian.

+ Năm 2009, dân ca quan họ được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Câu 14:

Em hãy cùng bạn kể những việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Xem đáp án

- Những việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống:

+ Tham gia CLB hát quan họ của địa phương

+ Tích cực tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử phát triển và các giá trị của dân ca quan họ

+ Quảng bá nét đẹp, hình ảnh đẹp của dân ca quan họ tới bạn bè, thông qua các trang mạng xã hội như: facebook, tiktok,…


Câu 15:

Hãy kể tên những lễ hội, làng nghề truyền thống của địa phương mà em biết. Theo em việc giữ gìn và phát triển những lễ hội và làng nghề truyền thống đó có ý nghĩa như thế nào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước ta hiện nay?

Xem đáp án

- Một số lễ hội truyền thống của địa phương: Lễ hội chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội); Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội); Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ); Lễ cày Tịch Điền (Duy Tiên, Hà Nam)…

- Một số làng nghề truyền thống của địa phương: Làng cốm Vòng (Hà Nội); Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng chiếu Nga Sơn (Thanh Hóa); Làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), …

- Việc giữ gìn và phát triển những lễ hội và làng nghề truyền thống đó có ý nghĩa quan trọng; góp phần làm nên sự phong phú trong bản sắc văn hóa của Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay