Giải VBT GDCD 7 Cánh diều Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có đáp án
Giải VBT GDCD 7 Cánh diều Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có đáp án
-
156 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết: sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào trong mỗi hình ảnh?
- Ảnh 1: Chị gái đeo khẩu trang cho em
- Ảnh 2: Mẹ giảng bài/ đọc truyện cho các con nghe
- Ảnh 3: Bạn bè giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ
- Ảnh 4: Ông bà yêu thương, quan tâm, chăm sóc cháu
- Ảnh 5: Hỗ trợ vé xe cho những người có hoàn cảnh khó khăn
- Ảnh 6: Gửi đồ cứu trợ tới giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
Câu 2:
Hãy nêu 5 việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ và 5 việc làm không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
Việc làm không thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
Việc làm không thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
1. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp cha mẹ. |
1. Không giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà |
2. An ủi khi thấy bạn gặp chuyện buồn |
2. Trêu ghẹo, cười đùa, mỉa mai khi thấy bạn gặp chuyện buồn |
3. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn |
3. Thấy người gặp tai nạn nhưng không giúp đỡ. |
4. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức. |
4. Né tránh, không thâm gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức. |
5. Giúp đỡ người cao tuổi qua đường. |
5. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử. |
Câu 3:
Việc làm nào dưới đây thể hiện quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em hiểu thế nào về những câu ca dao, tục ngữ đó?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Thương người như thể thương thân.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Chị ngã, em nâng.
E. Nhường cơm, sẻ áo.
G. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” không nói về quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ:
+ “Uống nước nhớ nguồn” => Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người khi hưởng thụ thành quả cần nhớ đến công lao, sự hi sinh, vun đắp của thế hệ đi trước.
+ “Thương người như thể thương thân” => Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người hãy yêu thương, chia sẻ, cảm thông với người khác như với chính bản thân mình
+ “Lá lành đùm lá rách” => Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người hãy quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ
+ “Chị ngã, em nâng” => Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người hãy giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh
+ “Nhường cơm, sẻ áo” => Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người hãy quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với nhau
+ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” => Ý nghĩa: khuyên nhủ những người trong cùng một tập thể, hãy luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 5:
Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, việc làm nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Hành vi, việc làm |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người thân trong gia đình, còn với người khác thì không cần |
|
|
B. Chỉ chơi với những bạn học giỏi để nhờ bạn giúp đỡ |
|
|
C. Qua nhà chép bài cho bạn khi bạn bị mệt, ốm |
|
|
D. Thường xuyên giúp đỡ những bạn học kém để cùng nhau tiến bộ |
|
|
E. Giúp bạn nói dối bố mẹ để xin tiền chơi điện tử |
|
|
G. Cùng bạn quyên góp, ủng hộ những người bị tàn tật |
|
|
H. Từ chối đi chơi cùng với bạn để ở nhà chăm sóc bà bị ốm |
|
|
Hành vi, việc làm |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Chỉ cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người thân trong gia đình, còn với người khác thì không cần |
|
x |
B. Chỉ chơi với những bạn học giỏi để nhờ bạn giúp đỡ |
|
x |
C. Qua nhà chép bài cho bạn khi bạn bị mệt, ốm |
x |
|
D. Thường xuyên giúp đỡ những bạn học kém để cùng nhau tiến bộ |
x |
|
E. Giúp bạn nói dối bố mẹ để xin tiền chơi điện tử |
|
x |
G. Cùng bạn quyên góp, ủng hộ những người bị tàn tật |
x |
|
H. Từ chối đi chơi cùng với bạn để ở nhà chăm sóc bà bị ốm |
x |
|
Câu 6:
Đọc câu chuyện
BÁT CHÈ XẺ ĐÔI
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rổi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn,...
- Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về.
Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính liên lạc.
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá,anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng rồi,...
a) Biểu hiện của Bác Hồ trong câu chuyện trên cho thấy Bác là người như thế nào?
a) Biểu hiện của Bác Hồ trong câu chuyện trên cho thấy Bác là người có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Câu 7:
b) Em học tập được điều gì từ Bác Hồ qua câu chuyện trên?
b) Qua câu chuyện trên, em học được bài học: hãy luôn yêu thương, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
Câu 8:
Trên đường đi học về, Nam gặp một người bị tai nạn giao thông nằm ở lề đường do đâm phải vỉa hè. Nam gọi Hoàng dừng lại để giúp đỡ người bị nạn nhưng Hoàng không giúp mà còn bảo: “Giúp đỡ người bị tai nạn giao thông là việc của người lớn, học sinh vẫn nhỏ, có giúp được gì đâu mà đứng lại”. Nói xong Hoàng kéo tay Nam đi về. Nam vẫn muốn ở lại giúp đỡ người bị nạn nên nhất định kéo Hoàng ở lại nhờ người lớn hỗ trợ và gọi cấp cứu.
a) Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của Nam và Hoàng?
a)
+ Thái độ và hành động của Nam cho thấy: Nam là một người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người đang gặp khó khăn, họa nạn.
+ Thái độ và hành động của Hoàng, cho thấy: Hoàng chưa biết cách quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người đang gặp khó khăn, họa nạn.
Câu 9:
b) Nếu gặp phải tình huống trên, em sẽ làm gì?
b) Nếu gặp tình huống trên, em sẽ: nhanh chóng thông báo tình hình với những người xung quanh và cùng họ gọi cấp cứu để đưa nạn nhân vào bệnh viện.
Câu 10:
Ngọc và Ly chơi thân với nhau từ nhỏ, cả hai bạn đều học rất giỏi. Gần đây, Ngọc thấy Ly học hành chểnh mảng, lại hay nghỉ học nên lực học sa sút hẳn. Ngọc tìm hiểu nguyên nhân thì biết được bố Ly đang bị ốm nặng, Ly phải nghỉ học phụ mẹ chăm bố và các em. Từ đó, cứ cuối tuần hoặc khi nào không phái đi học, Ngọc lại sang nhà cùng học với Ly. Sau một thời gian, lực học của Ly đã trở nên tốt hơn, cuối năm học, cả Ly và Ngọc đều được là học sinh Giỏi. Biết được việc làm của Ngọc, cô giáo đã nêu gương để các bạn trong lớp học tập và noi theo.
a) Vì sao Ngọc trở thành tấm gương được cả lớp học tập và noi theo?
a) Ngọc trở thành tấm gương được cả lớp học tập và noi theo, vì: Ngọc học giỏi, lại có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
Câu 11:
b) Em học hỏi được điều gì từ tấm gương của Ngọc?
b) Từ tấm gương bạn Ngọc, em học hỏi được điều: hãy luôn yêu thương, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
Câu 12:
Tự liên hệ bản thân em đã làm những việc gì để thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè, người thân trong gia đình.
- Những việc em đã làm để thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè, người thân trong gia đình là:
+ Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà (nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà…)
+ Nhường đồ chơi cho em; chăm sóc, bảo vệ em khi bố mẹ vắng nhà.
+ Giúp đỡ các bạn có hòan cảnh khó khăn.
+ Động viên khi bạn cùng lớp gặp chuyện buồn.
+ Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức.
+…
Câu 13:
Em hãy tìm hiểu thêm các câu ca dao, tục ngữ nói về quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống hằng ngày và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của một câu mà em tâm đắc.
- Một số câu ca dao, tục ngữ nói về quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
+ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
+ “Lá lành đùm lá rách”.
+ “Thương người như thể thương thân”.
+ “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
+ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
- Em tâm đắc nhất với câu tục ngữ “thương người như thể thương thân”
- Ý nghĩa của câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” là: khuyên nhủ mọi người hãy yêu thương, chia sẻ, cảm thông với người khác như với chính bản thân mình
Câu 14:
Có người cho rằng, cảm thông là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim người khác. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- Em đồng ý với câu nói: “cảm thông là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim người khác”. Vì:
+ Có sự cảm thông, con người trở nên có tình thương, rút ngắn khoảng cách của không gian thời gian, kéo gần những người xa lạ và thắt chặt tình cảm của những người đã quen biết. Sự cảm thông có thể xoa dịu được nỗi đau hoặc làm tan biến hận thù.
+ Sự cảm thông giúp chúng ta thấu hiểu được những hoàn cảnh khó khăn để rồi giúp đỡ, cưu mang họ.
+ Sự cảm thông chính là sức mạnh tinh thần, giúp con người không chỉ vượt qua thử thách khó khăn trước mắt mà còn khiến con người trở nên hoàn thiện theo từng ngày.