Giải VBT GDCD 7 CD Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án
Giải VBT GDCD 7 CD Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án
-
158 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh nói về mối quan hệ nào giữa các thành viên trong gia đình.
- Ảnh 1: quan hệ giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với các cháu
- Ảnh 2: quan hệ giữa cha mẹ với con cái
- Ảnh 3: quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình
Câu 2:
Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bỏ mặc cha mẹ khi đau ốm.
B. Nghe theo lời dạy bảo đúng đắn của cha mẹ.
C. Đòi hỏi cha mẹ vượt khả năng của gia đình mình.
D. Bao giờ cũng hỏi ý kiến cha mẹ trước khi làm bất cứ việc gì.
Câu 3:
Những ý kiến nào dưới đây là đúng hoặc sai khi nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Con có bổn phận kính trọng, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. |
|
|
B. Cha mẹ có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con để con được bằng bạn bè. |
|
|
C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai với nhau, nhưng có thể phân biệt đối giữa con trai và con gái. |
|
|
D. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập của con. |
|
|
E. Con có nghĩa vụ giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. |
|
|
G. Chỉ con trai mới có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ già yếu, vì con gái đi lấy chồng. |
|
|
H. Cha mẹ phải làm hết việc nhà cho con. |
|
|
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Con có bổn phận kính trọng, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. |
x |
|
B. Cha mẹ có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con để con được bằng bạn bè. |
|
x |
C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai với nhau, nhưng có thể phân biệt đối giữa con trai và con gái. |
|
x |
D. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập của con. |
x |
|
E. Con có nghĩa vụ giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. |
x |
|
G. Chỉ con trai mới có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ già yếu, vì con gái đi lấy chồng. |
|
x |
H. Cha mẹ phải làm hết việc nhà cho con. |
|
x |
Câu 4:
Em hãy nêu 3 việc làm thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
Thành viên trong gia đình |
Việc làm |
Quan hệ vợ, chồng |
1. 2. 3. |
Cha mẹ đối với con |
1. 2. 3. |
Con đối với cha mẹ |
1. 2. 3. |
Ông bà đối với cháu |
1. 2. 3. |
Cháu đối với ông bà |
1. 2. 3. |
Anh, chị, em với nhau |
1. 2. 3. |
Thành viên trong gia đình |
Việc làm |
Quan hệ vợ, chồng |
1. Yêu thương, chung thủy, tôn trọng lẫn nhau 2. Giúp đỡ nhau thực hiện các công việc nhà 3. Cùng nhau chăm sóc, giáo dục con cái |
Cha mẹ đối với con |
1. Yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái 2. Tôn trọng ý kiến của con 3. Không được phân biệt đối xử giữa các con |
Con đối với cha mẹ |
1. Yêu quý, kính trọng cha mẹ 2. Giúp đỡ cha mẹ các công việc nhà 3. Chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu |
Ông bà đối với cháu |
1. Yêu thương các cháu. 2. Chăm sóc, nuôi dưỡng cháu (trong trường hợp cháu chưa thành niên, không còn cha mẹ,…) 3. Dạy bảo các cháu những điều hay lẽ phải, kinh nghiệm sống |
Cháu đối với ông bà |
1. Yêu quý, kính trọng ông bà 2. Nghe theo lời dạy bảo đúng đắn của ông bà 3. Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà già yếu |
Anh, chị, em với nhau |
1. Yêu thương nhau 2. Đoàn kết, giúp đỡ nhau 3. Chăm sóc lẫn nhau khi cha mẹ không còn |
Câu 5:
Đọc câu chuyện
HAI BÁT MÌ BÒ
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cần mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: “Cho hai bát mì bò!”, cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gặp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cải quán này thật từ tế quá, một bát mi mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẫu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy.”
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha còn họ. Vừa lúc đó, cậu đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dầu mới ra hiệu bảo cựu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò.” Bà chủ mim cười bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quản, đĩa thịt này là quà biểu khách hàng”. Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm,
Cậu lại gặp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái tủi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán.
(Theo Truyện cổ tích Việt Nam)
Câu hỏi gợi ý:
a) Người con trai trong câu chuyện trên đã quan tâm chăm sóc người cha của mình như thế nào?
- Yêu cầu a) Hành động quan tâm, chăm sóc cha của người con trai:
+ Cần mẫn dìu người cha bước vào quán ăn
+ Nhường cho cha bát mì có thịt bò, còn mình chỉ ăn bát mì với hành
+ Lặng lẽ gắp miếng thịt bò (mà cha đã gắp cho mình) về bát của cha
Câu 6:
b) Tình cảm của người con đối với cha mình đã nói lên điều gì về quan hệ cha con?
- Yêu cầu b) hành động của người con trai đã cho thấy sự yêu thương, kính trọng, chăm sóc hết lòng dành cho cha mình. Tình cảm cha con được thể hiện qua những hành động bình dị nhưng rất thật thiêng liêng.
Câu 7:
S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì.
a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao?
- Yêu cầu a) S chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Vì: bạn S luôn đòi hỏi, ỷ lại vào bố mẹ.
Câu 8:
b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao?
- Yêu cầu b) Suy nghĩ của S là sai, vì: con cái có quyền được bố mẹ yêu thương, chăm sóc nhưng cũng có nghĩa vụ cần phải giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe,…
Câu 9:
H là học sinh lớp 7, trong kì nghỉ hè năm nay H muốn cùng mấy bạn trong lớp tổ chức đi nghỉ ở biển miền Trung cách nhà hơn 100km. H nói với mẹ về việc này nhưng mẹ không đồng ý vì H còn nhỏ, không thể đi biển xa như vậy khi không có bố mẹ. Không được mẹ đồng ý, H vùng vằng, giận dỗi mẹ vì đã không đáp ứng quyền và nguyện vọng của mình, không tôn trọng ý kiến chính đáng của mình.
a) Theo em, suy nghĩ và biểu hiện của H như vậy có đúng không? Vì sao?
- Yêu cầu a) Suy nghĩ và biểu hiện của H như vậy là không đúng. Vì: H không hiểu, không cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng của bố mẹ dành cho mình; khi được bố mẹ khuyên không nên đi chơi xa như vậy, H đã tỏ thái độ giận dỗi, hờn trách bố mẹ
Câu 10:
b) Nếu là bạn của H, em có thể khuyên H thế nào để H hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của con đối với bố mẹ?
- Yêu cầu b) Em sẽ khuyên H:
+ Theo quy định của pháp luật, cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con cái, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc: bất cứ yêu cầu, đề xuất, đòi hỏi nào của con cái, bố mẹ cũng phải đáp ứng.
+ Mặt khác, pháp luật cũng quy định, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con. Trong trường hợp này, H đi chơi ở một địa điểm rất xa (cách nhà 100 km) lại không có sự chăm sóc của bố mẹ, nên bố mẹ lo lắng, đưa ra lời khuyên để bảo vệ H là đúng. H nên hiểu sự quan tâm và yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.
Câu 11:
Từ nhỏ M đã được bố mẹ yêu thương, chăm sóc và được hưởng cuộc sống vật chất, tinh thần hơn hẳn nhiều bạn cùng trang lứa. Từ lớp 1 đến lớp 6 M học hành chăm chỉ, đạt kết quả tốt nên bố mẹ rất hài lòng. Nhưng đến năm học lớp 7, M bị bạn bè xấu rủ đi chơi nhiều nên việc học hành dần dần sa sút. Dù yêu thương con, nhưng bố của M đã nghiêm túc nói M hạn chế đi chơi, quan tâm học hành nhiều hơn; nhưng M không nghe lời của bố và cho rằng mình có quyền suy nghĩ và hành động theo ý mình, bố mẹ cần phải tôn trọng suy nghĩ và việc làm của mình.
Suy nghĩ và việc làm của M có phù hợp với pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay không? Vì sao?
- Suy nghĩ và việc làm của M không phù hợp với pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Vì:
+ Theo quy định của pháp luật, cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con cái, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc: bất cứ yêu cầu, đề xuất, đòi hỏi nào của con cái, bố mẹ cũng phải đáp ứng.
+ Mặt khác, pháp luật cũng quy định, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con. Trong trường hợp này, M thường xuyên kết bạn với những người bạn xấu, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút, nên việc bố mẹ lo lắng, đưa ra lời khuyên cho M là đúng. M nên hiểu sự quan tâm và yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.
Câu 12:
Em hãy tự liên hệ bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ.
- Những điều đã thực hiện tốt:
- Những điều chưa tốt:
- Biện pháp khắc phục:
- Những điều đã thực hiện tốt:
+ Yêu thương,kính trọng bố mẹ
+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức để bố mẹ không phiền lòng
- Những điều chưa tốt: còn lười biếng, chưa giúp đỡ bố mẹ thực hiện công việc nhà
- Biện pháp khắc phục: chăm chỉ hơn, giúp đỡ bố mẹ thực hiện công việc phù hợp với lứa tuổi (quét dọn nhà, nấu những món ăn đơn giản, tự chăm sóc bản thân,…)
Câu 13:
Theo em, con cái có thể tham gia bàn bạc và quyết định một số công việc của gia đình có liên quan đến mình không? Vì sao? Nêu ví dụ cụ thể.
- Con cái có thể tham gia bàn bạc và quyết định một số công việc của gia đình có liên quan đến mình.Vì: pháp luật Việt Nam quy định: con cái có quyền nêu ý kiến và bố mẹ cũng cần tôn trọng ý kiến của con
- Ví dụ: nêu ý kiến về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai
Câu 14:
Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình và bốn phận, trách nhiệm của cá nhân trong gia đình.
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình và bốn phận, trách nhiệm của cá nhân trong gia đình:
+ “Công cha như núi Thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
+ “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu).
+ “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần).
+ …