Bài tập (Chủ đề 9 và 10)
-
365 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó là:
- …………….
- …………….
- …………….
- …………….
- …………….
Năm hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó là:
- Đạp xe tới trường: bàn chân đặt lên bàn đạp và tác dụng lực lên bàn đạp làm xe chuyển động.
- Bạn Lan cầm cái cốc và nâng nó lên: tay tác dụng lực nâng vào cốc và làm cốc từ trạng thái đứng yên thành chuyển động.
- Em bé chơi trò đẩy xe đồ chơi: tay em bé tác dụng lực đẩy lên chiếc xe đồ chơi và làm chiếc xe chuyển động
- Ông ngồi trên ghế có đệm: Cơ thể ông tác dụng lực nén lên chiếc đệm trên ghế và làm cho nó bị biến dạng.
- Một bạn học sinh bẻ cong chiếc thước kẻ: lực do tay của bạn học sinh tác dụng lên chiếc thước kẻ và làm cho thước kẻ bị biến dạng.
Câu 2:
Ví dụ về ma sát cản trở chuyển động và cách làm giảm ma sát khi đó là: …………….
Ví dụ: Lực ma sát giữa xích và đĩa xe làm người đạp xe khó khăn hơn.
Cách làm giảm ma sát: nhỏ thêm dầu vào xích để làm trơn bề mặt tiếp xúc giữa xích và đĩa giúp người đạp xe dễ dàng hơn.
Câu 3:
Khi vật rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:
a) Thế năng hấp dẫn của vật …………….
Giải thích: …………….
Khi vật rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:
a) Thế năng hấp dẫn của vật giảm đi.
Giải thích: Khi rơi độ cao của vật giảm mà thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao nên thế năng hấp dẫn của vật cũng giảm đi.
Câu 4:
b) Động năng của vật …………….
Giải thích: …………….
b) Động năng của vật tăng lên.
Giải thích: Khi rơi tốc độ của vật rơi tăng lên mà động năng của vật phụ thuộc vào tốc độ của vật nên động năng của vật tăng lên.
Câu 5:
Kết quả đo khi thả các đinh sắt giống nhau rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát.
Lần đo |
Độ cao của đinh so với cát (Tính bằng cm) |
Độ ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm) |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
a) So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó: ……………..
Lần đo |
Độ cao của đỉnh so với cát (Tính bằng cm) |
Độ ngập sâu của đinh trong trong cát (Tính bằng cm) |
1 |
10 |
1,7 |
2 |
20 |
2,1 |
3 |
30 |
2,5 |
a) Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần thả sau lớn hơn ở lần thả trước đó.
Câu 6:
b) Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó chủ yếu chuyển hóa thành
…………………………….
b) Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó chủ yếu chuyển hóa thành động năng.
Câu 7:
c) Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, khi thả từ độ cao lớn nhất thì đinh sắt ngập sâu nhất trong cát vì ……………….
c) Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, khi thả từ độ cao lớn nhất thì đinh sắt ngập sâu nhất trong cát vì trong quá trình rơi, thế năng hấp dẫn chuyển hóa chủ yếu thành động năng nên vật ở càng cao khi rơi thì thế năng hấp dẫn càng lớn và động năng của vật càng lớn làm vận tốc của vật chạm đất càng lớn dẫn đến độ ngập sâu trong cát của đinh càng lớn.
Câu 8:
Các thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em là ……………….
Các thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em là xe máy, ô tô, máy phát điện.
Câu 9:
Kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
Kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường:
- Tắt và rút khỏi nguồn các thiết bị điện: quạt, bóng đèn, điều hòa,… khi không sử dụng.
- Vặn vòi nước rửa tay vừa phải khi rửa.
- Vặn nước uống vào cốc đủ để uống.
- Tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời, năng lượng gió tự nhiên để làm sáng và mát lớp học.