Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 3: Các thể của chất - Bộ Cánh diều
Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
-
128 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một số tính chất của nước giúp phân biệt nước với các chất khác: ………………………
Ví dụ: …………………………..
Một số tính chất của nước giúp phân biệt nước với các chất khác: Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC. Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn như muối, đường…; chất lỏng như alcohol (cồn), acid (axit)…; chất khí như chlorine (clo)….
Ví dụ:
+ Bằng cách ngửi mùi có thể phân biệt được nước và cồn.
+ Bằng cách nếm có thể phân biệt được cốc đựng nước lọc và cốc đựng nước đường.
Câu 2:
Một số tính chất vật lí của chất trong mỗi vật thể ở hình 6.1:
a) Dây đồng: ……………………..
Một số tính chất vật lí của chất trong mỗi vật thể ở hình 6.1:
a) Dây đồng: thể rắn, màu đỏ, có tính dẻo, không mùi, dẫn điện tốt …
Câu 4:
c) Đường: ………………………..
c) Đường: thể rắn, màu trắng, vị ngọt, tan được trong nước …
Câu 5:
d) Dầu ô liu: …………………….
d) Dầu ô liu: thể lỏng, màu vàng, thơm, sánh, không tan trong nước …
Câu 6:
Một số tính chất vật lí khác của chất là: …………………..
Một số tính chất vật lí khác của chất là: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, tính ánh kim …
Câu 7:
Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích…) khi được bôi dầu mỡ sẽ tránh bị gỉ. Vì ……………
Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích…) khi được bôi dầu mỡ sẽ tránh bị gỉ. Vì khi bôi dầu mỡ sẽ ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với oxygen và hơi nước có không khí nên sắt không bị gỉ.
Câu 8:
Trong hình 6.3:
- Hình mô tả tính chất vật lí: ………………….
- Hình mô tả tính chất hóa học: ………………..
Trong hình 6.3:
- Hình mô tả tính chất vật lí: hình c, hình d.
- Hình mô tả tính chất hóa học: hình a, hình b.
Câu 9:
- Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A: …………….
Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc B: ……………
So sánh thời gian: …………….
- Nhận xét mặt ngoài cốc B: …………….
- Trong quá trình đun nước, nhiệt độ nước trong cốc là: ………….
Khi nước sôi, nhiệt độ nước trong cốc: …………….
So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi nước sôi: ………….
- Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A: (học sinh điền sau khi làm thực hành)
Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc B: (học sinh điền sau khi làm thực hành)
So sánh thời gian: Viên đá trong cốc A tan nhanh hơn viên đá trong cốc B.
- Nhận xét mặt ngoài cốc B: có những giọt nước đọng ở mặt bên ngoài cốc B.
- Trong quá trình đun nước, nhiệt độ nước trong cốc là: tăng dần.
Khi nước sôi, nhiệt độ nước trong cốc: không thay đổi.
So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi nước sôi: Trong quá trình đun nhiệt độ tăng dần, sau đó nhiệt độ không thay đổi trong suốt quá trình sôi.
Câu 10:
- Sự nóng chảy là: ……………………………………
- Sự đông đặc là: ……………………………………..
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 11:
- Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A: …………….
Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc B: ……………
So sánh thời gian: …………….
- Nhận xét mặt ngoài cốc B: …………….
- Trong quá trình đun nước, nhiệt độ nước trong cốc là: ………….
Khi nước sôi, nhiệt độ nước trong cốc: …………….
So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi nước sôi: ………….
- Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc A: (học sinh điền sau khi làm thực hành)
Thời gian các viên nước đá tan hoàn toàn thành nước trong cốc B: (học sinh điền sau khi làm thực hành)
So sánh thời gian: Viên đá trong cốc A tan nhanh hơn viên đá trong cốc B.
- Nhận xét mặt ngoài cốc B: có những giọt nước đọng ở mặt bên ngoài cốc B.
- Trong quá trình đun nước, nhiệt độ nước trong cốc là: tăng dần.
Khi nước sôi, nhiệt độ nước trong cốc: không thay đổi.
So sánh các giá trị nhiệt độ ghi lại được trước và sau khi nước sôi: Trong quá trình đun nhiệt độ tăng dần, sau đó nhiệt độ không thay đổi trong suốt quá trình sôi.
Câu 12:
Cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh. Vì:……………………
Cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ lạnh. Vì: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước là 0oC. Do đó, kem để ở nhiệt độ bình thường sẽ tan chảy. Ở ngăn đá của tủ lạnh (nơi có nhiệt độ rất thấp) kem mới đông cứng (hay kem không bị tan chảy).
Câu 13:
Khi đun nóng một miếng nến (paraffin) sau đó để nguội, đã có quá trình chuyển thể là: ……………………….
Khi đun nóng một miếng nến (paraffin) sau đó để nguội, đã có quá trình chuyển thể là: quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.
Câu 14:
Trong quá trình sản xuất muối từ nước biển, đã có quá trình chuyển thể của nước là: ………………………………….
Trong quá trình sản xuất muối từ nước biển, đã có quá trình chuyển thể của nước là: sự bay hơi.
Câu 15:
1. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần: diễn ra quá trình ……………………
2. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi ta tắm nước nóng: diễn ra quá trình ………………
1. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần: diễn ra quá trình bay hơi nước.
2. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi ta tắm nước nóng: diễn ra quá trình ngưng tụ của nước.
Câu 16:
Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là ……………………………..
Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi là:
+ Sự sôi: Xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng; Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ xác định;
+ Sự bay hơi: Xảy ra trên bề mặt chất lỏng; Sự bay hơi diễn ra ở mọi nhiệt độ.
Câu 17:
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:
a) Hãy chỉ ra tên vật thể, tên chất trong những từ in nghiêng trong đoạn thông tin trên.
a) Tên vật thể: đá vôi; xi măng.
Tên chất: calcium carbonate; calcium oxide; carbon dioxide.
Câu 18:
b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của calcium carbonate.
b) Tính chất vật lí của calcium carbonate: là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
Tính chất hóa học của calcium carbonate: tan nhiều trong acetic acid tạo bọt khí, kém bền với nhiệt.
Câu 19:
Mỗi trường hợp sau ứng với quá trình chuyển thể nào của chất?
a) Những giọt nước bám ở bên ngoài chai nước đá?
a) Sự ngưng tụ của chất.
Câu 20:
b) Phơi một cốc nước muối ngoài nắng, sau một thời gian chỉ còn muối trong cốc.
b) Sự bay hơi của chất.
Câu 21:
c) Hơi thở của động vật vào ngày thời tiết lạnh giống như làn khói.
c) Sự ngưng tụ của chất.
Câu 23:
e) Chiếc kem để ngoài trời nắng sẽ nhanh chóng chảy ra.
e) Sự nóng chảy của chất.
Câu 25:
Dự đoán nhiệt độ sôi của oxygen và nước ở điều kiện bình thường cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ phòng. Biết ở nhiệt độ phòng oxygen thể khí và nước ở thể lỏng.
Dự đoán:
- Nhiệt độ sôi của oxygen thấp hơn nhiệt độ phòng.
- Nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiệt độ phòng.