IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải VBT KHTN 7 CD Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật có đáp án

Giải VBT KHTN 7 CD Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật có đáp án

Giải VBT KHTN 7 CD Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật có đáp án

  • 48 lượt thi

  • 27 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhu cầu nước của động vật: ………………………………………………………………………………………….
Xem đáp án

Nhu cầu nước của động vật: phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường.


Câu 2:

Từ bảng 26.1 (SGK) cho thấy nhu cầu nước ở một số động vật như sau: ………………………………………………

- Nhu cầu nước giữa các động vật là khác nhau vì: ……………………………………

- Ở các nhiệt độ khác nhau, nhu cầu nước của động vật là khác nhau vì: ………………

Từ bảng 26.1 (SGK) cho thấy nhu cầu nước ở một số động vật như sau: ……………………………………………… (ảnh 1)
Xem đáp án

Từ bảng 26.1 (SGK) cho thấy nhu cầu nước ở một số động vật như sau: Mỗi loài động vật có nhu cầu nước khác nhau, cùng một loài nhưng nhu cầu nước cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước sẽ tăng).

- Nhu cầu nước giữa các động vật là khác nhau vì: mỗi loài có cấu tạo, hoạt động sinh lí và sống trong các điều kiện môi trường khác nhau.

- Ở các nhiệt độ khác nhau, nhu cầu nước của động vật là khác nhau vì: nhiệt độ càng cao thì lượng nước mất đi càng lớn nên nhu cầu nước của động vật càng tăng.


Câu 3:

Nếu mỗi ngày chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như nhu cầu nước của bò lấy thịt thì: ………………………

Xem đáp án

Nếu mỗi ngày chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như nhu cầu nước của bò lấy thịt thì: lượng sữa thu được sẽ ít đi, có thể quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng do bò sữa phải mất đi một lượng nước lớn trong sữa sản xuất ra mỗi ngày.


Câu 4:

Các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là: …………………………………………………………...

Xem đáp án

Các biện pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là: Uống đủ nước (1,5 – 2 lít nước /ngày); ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi mọng nước.


Câu 5:

Trường hợp phải truyền nước cho cơ thể là: ……………………………………………………………………………
Xem đáp án

Trường hợp phải truyền nước cho cơ thể là: sốt cao; mất nhiều nước do nôn mửa, tiêu chảy, mất máu, ngộ độc,…


Câu 6:

Con đường trao đổi nước ở người: …………………………………………………………………………………..

Xem đáp án

Con đường trao đổi nước ở người: bao gồm các giai đoạn: lấy vào (qua thức ăn, nước uống) → cơ thể sử dụng cho các hoạt động sống → thải ra (hơi thở, mồ hôi, nước tiểu,…)


Câu 7:

Ở người, việc ra mồ hôi đối với cơ thể có ý nghĩa: …………………………………………………………………...

Xem đáp án

Ở người, việc ra mồ hôi đối với cơ thể có ý nghĩa: điều hòa nhiệt độ cơ thể, ngoài ra đổ mồ hôi còn giúp bài tiết một số chất dư thừa, chất độc giúp thanh lọc cơ thể.


Câu 8:

Chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh vì: …………………………………………

Xem đáp án

Chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh vì: khi đó, cơ thể đổ nhiều mồ hôi (lượng nước thải ra nhiều) nên cần bổ sung thêm nước bù lại lượng nước đã thải ra nhằm đảm bảo sự cân bằng nước trong cơ thể.


Câu 9:

Nhu cầu dinh dưỡng là: ………………………………………………………………………………………….

Xem đáp án

Nhu cầu dinh dưỡng là: lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.


Câu 10:

Calcium là nguyên liệu chủ yếu hình thành nên vỏ cứng của trứng ở gia cầm. Nếu chế độ ăn thiếu calcium có thể ảnh hưởng đến việc đẻ trứng của gia cầm như: …………………………………………

Xem đáp án

Calcium là nguyên liệu chủ yếu hình thành nên vỏ cứng của trứng ở gia cầm. Nếu chế độ ăn thiếu calcium có thể ảnh hưởng đến việc đẻ trứng của gia cầm như: ảnh hưởng tới việc hình thành vỏ trứng, làm vỏ trứng bị mềm, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.


Câu 11:

Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã ở người: ……………………………..

Xem đáp án
Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải bã ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

Câu 12:

Phân biệt các giai đoạn: thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người: ………………….

Xem đáp án

Phân biệt các giai đoạn: thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người: Thu nhận thức ăn là giai đoạn đầu tiên, diễn ra ở miệng; tiêu hóa thức ăn là giai đoạn thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng, diễn ra chủ yếu ở ruột non; hấp thụ chất dinh dưỡng là giai đoạn chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và hệ bạch huyết, diễn ra chủ yếu ở ruột non; thải bã là giai đoạn hình thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.


Câu 13:

Thức ăn đã tiêu hóa (chất dinh dưỡng) đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể theo con đường

………………………………………………………………………………………….

Xem đáp án

Thức ăn đã tiêu hóa (chất dinh dưỡng) đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể theo con đường: thông qua hệ tuần hoàn để đi đến các bộ phận của cơ thể.


Câu 14:

Con đường vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở người: ………………………………………………….

Xem đáp án

Con đường vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở người: Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đến cung cấp cho các tế bào. Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi tới phổi để trao đổi khí.


Câu 15:

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng vì: …………………………………………………………….

Xem đáp án

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng vì: để cung cấp đầy đủ các chất, năng lượng cho của cơ thể thực hiện các hoạt động sống.


Câu 16:

Ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vì: ………………………………………………………………………………
Xem đáp án

Ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vì: Cơ thể cần nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau mà một thức ăn không thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Ăn một loại thức ăn nhiều trong thời gian dài có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng.


Câu 17:

Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin như: …………………………………………………………….

Xem đáp án

Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành (chứa nhiều đạm); mỡ động vật, bơ, lạc (chứa nhiều chất béo); rau xanh, hoa quả tươi (chứa nhiều vitamin).


Câu 18:

Một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em sẽ gồm: ……………………………………………………………….

Xem đáp án

Một bữa ăn đủ chất, đủ lượng cho gia đình em sẽ gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất với lượng vừa đủ. Ví dụ thực đơn một bữa ăn: Cơm, đậu phụ chưng cà chua, thịt gà rang, bắp cải luộc, dưa hấu.


Câu 19:

Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng và biện pháp phòng tránh: ……………………………………………………….

Xem đáp án

Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng và biện pháp phòng tránh:

- Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất đạm → Bổ sung món ăn giàu đạm kết hợp với tập luyện thể dục thể thao hợp lí để thúc đẩy sự trao đổi chất.

- Bệnh bướu cổ do thiếu iodine → Bổ sung muối có chứa iodine.

- Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A → Bổ sung rau, củ có chứa nhiều vitamin A.


Câu 20:

Rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí vì: …………………………………………………………………

Xem đáp án

Rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lí vì: Dinh dưỡng phù hợp giúp cung cấp đủ chất và lượng các chất cần thiết, rèn luyện thể thao giúp tăng cường trao đổi và hấp thụ các chất đảm bảo cơ thể không bị thừa hay thiếu chất dinh dưỡng.


Câu 21:

Thực phẩm sạch và an toàn là: ………………………………………………………………………………………

Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:……………………………………………

Xem đáp án

Thực phẩm sạch và an toàn là: những thực phẩm không chứa chất gây hại cho sức khỏe của con người như các kim loại nặng, chất phụ gia, thuốc trừ sâu,…

Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần: Chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, đảm bảo an toàn khâu chế biến (rửa sạch thực phẩm trước khi ăn hoặc chế biến, thực hiện ăn chín uống sôi), đảm bảo an toàn trong khâu bảo quản.


Câu 22:

Một số bệnh do chế độ dinh dưỡng, vệ sinh ăn uống chưa hợp lí ở địa phương em và biện pháp phòng tránh:

Bảng 26.2. Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng

và vệ sinh ăn uống

Tình huống

Biện pháp phòng tránh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Bảng 26.2. Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng

và vệ sinh ăn uống

Tình huống

Biện pháp phòng tránh

Suy dinh dưỡng

- Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, rèn luyện thể dục vừa sức, tẩy giun định kì cho trẻ,…

Thừa cân béo phì

- Có chế độ ăn hợp lí, hạn chế các đồ ăn nhanh và nước ngọt có gas, rèn luyện thể dục vừa sức,…

Tiêu chảy do ăn uống

- Chọn nguồn thực phẩm và nước an toàn, đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản thực phẩm, rửa tay trước khi ăn,…

Táo bón

- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa; tăng cường chất xơ từ rau xanh đặc biệt là các rau có độ nhớt như mồng tơi,…

Bệnh do giun

- Chọn loại thực phẩm và nước an toàn, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, tẩy giun định kì,…

Ngộ độc thực phẩm

- Chọn loại thực phẩm và nước an toàn, không ăn các đồ ăn ôi thiu, cẩn thận khi sử dụng các loại thực phẩm có độc tính như cóc, rắn, cá nóc,…

Rối loạn tiêu hóa

- Có chế độ ăn uống hợp lí, ăn đúng bữa, bổ sung men vi sinh,…


Câu 23:

Ở địa phương em có các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch như:

………………………………………………………………………………………….

Xem đáp án

Ở địa phương em có các biện pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch như: tuyên truyền trên các thông tin đại chúng như loa phát thanh; dán áp phích, băng rôn tuyên truyền; tổ chức các cuộc thi về an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng nước sạch;


Câu 24:

Ích lợi của việc uống đủ nước đối với cơ thể sinh vật: …………………………………………………………………
Xem đáp án

Ích lợi của việc uống đủ nước đối với cơ thể sinh vật: Khi uống đủ nước, cấu trúc và các hoạt động sống của tế bào diễn ra bình thường đảm bảo cho cơ thể duy trì được sự sống, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng.


Câu 26:

Nhu cầu dinh dưỡng ở người thực hiện chủ yếu qua con đường:

A. hệ tiêu hóa → hệ vận chuyển → hệ bài tiết.

B. hệ tiêu hóa → hệ bài tiết → hệ vận chuyển.

C. hệ vận chuyển → hệ tiêu hóa → hệ bài tiết.

D. hệ tiêu hóa → hệ bài tiết.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho con người được lấy từ thức ăn. Khi ăn, thức ăn đi vào hệ tiêu hóa để biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Sau đó, các chất dinh dưỡng này sẽ được hệ vận chuyển đưa đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Sản phẩm dư thừa của hệ tiêu hóa sẽ đào thải ra nhờ hoạt động của hệ tiêu hóa (thải phân) hoặc hoạt động của hệ bài tiết.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương