Giải VBT Lịch Sử 6 Chương 4: Đông Nam á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) -Bộ Cánh diều
Bài 11. Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)
-
173 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khoanh tròn vào phương án đúng.
a) Từ khoảng thế kỉ I, thương nhân nước nào tăng cường hoạt động thương mại ở Đông Nam Á?
A. La Mã.
B. Ấn Độ.
C. Hy Lạp.
D. Trung Quốc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
b) Từ thế kỉ VII, ở Đông Nam Á xuất hiện một số thương cảng ở
A. Chǎm-pa và Sri Vi-giay-a.
B. Pa-gan và Sri Kse-tra.
C. Đva-ra-va-ti và Pa-gan.
D. Sri Kse-tra và Ðva-ra-va-ti.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 3:
c) Thành tựu văn hoá của quốc gia cổ đại nào có ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á?
A. Ân Độ.
B. Lưỡng Hà.
C. Hy Lạp.
D. La Mã.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 4:
d) Người Việt tiếp thu hệ thống chữ viết của
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. La Mã.
D. Khơ-me.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 6:
Trình bày tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
- Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các vương quốc cổ Đông Nam Á:
+ Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á, tập trung ở các cảng thị lớn của các vương quốc Phù Nam, Ca-lin-ga; Sri Vi-giay-a…
+ Thương nhân Trung Quốc mở rộng hoạt động quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á hải đảo.
+ Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.
+ Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như: Lâm Ấp (ở Chăm - Pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)…
Câu 7:
Quan sát các hình ảnh sau, hãy:
a) Cho biết các hình ảnh trên gợi cho em đến những thành tựu văn hoá nào của cư dân Đông Nam Á.
- Yêu cầu a) Các hình ảnh trên phản ánh về những thành tựu trên lĩnh vực kiến trúc – điêu khắc và chữ viết của cư dân Đông Nam Á.
Câu 8:
b) Viết một đoạn ngắn về các thành tựu vǎn hoá đó.
- Yêu cầu b)
+ Tiếp thu hệ thống chữ cổ của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Môn, người Mã Lai,... Riêng người Việt thì tiếp thu hệ thống chữ Hán từ Trung Quốc.
+ Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp, như: tháp Chăm Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...
Câu 9:
Có người cho rằng “Đông Nam Á là Ân Độ thu nhỏ”, em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?
- Em không đồng ý với nhận xét trên. Vì: trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á vẫn giữ cho mình bản sắc văn hóa riêng; họ không “sao chép y nguyên” mà tiếp thu có chọn lọc và cải biến các thành tựu văn hóa Ấn Độ để làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình. Ví dụ:
+ Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình, như: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ,…
+ Trên cơ sở các bộ sử thi của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra các bộ sử thi: Riêm Kê (Campuchia); Ra-ma Khiên (Thái Lan),…