Bài 12. Nước Văn Lang
-
253 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khoanh tròn vào phương án đúng.
a) Nước Văn Lang ra đời vào khoảng
A. thế kỉ VI TCN.
B. thế kỉ VI.
C. thế kỉ VII TCN.
D. thế kỉ VII.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 2:
b) Cơ sở nào dẫn đến sự ra đời của nước Văn Lang?
A. Cư dân sinh sống chủ yếu ở vùng núi.
B. Quan hệ giữa người với người trong xã hội rất mật thiết.
C. Chưa có sự phân hoá giàu nghèo.
D. Cư dân sống quây quần ở lưu vực các con sông lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 3:
c) Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 4:
d) Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở
A. Luy Lâu (Bắc Ninh).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Hoa Lư (Ninh Bình).
D. Cổ Loa (Hà Nội).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 5:
e) Nghề chính của cư dân Văn Lang là
A. trồng ngô, khoai.
B. trồng lúa nước.
C. chăn nuôi, đánh cá.
D. thủ công nghiệp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 7:
Hãy chọn và điền chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai ở chỗ chấm (...) trước mỗi câu sau:
A. ........... Quan hệ giữa Vua Hùng và lạc dân rất gần gũi.
B…….. Nhà nước Văn Lang có luật pháp và quân đội.
C. ........... Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Văn Lang đạt đến đỉnh cao.
D. ……… Cư dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.
A. [ Đ ] Quan hệ giữa Vua Hùng và lạc dân rất gần gũi.
B. [ S ] Nhà nước Văn Lang có luật pháp và quân đội.
C. [ Đ ] Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Văn Lang đạt đến đỉnh cao.
D. [ Đ ] Cư dân Văn Lang biết trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá.
Câu 8:
Hãy phân loại đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang bằng cách đánh dấu (x) vào các cột cho phù hợp trong bảng sau:
Nội dung |
Đời sống vật chất |
Đời sống tinh thần |
Trồng lúa nước, chăn nuôi |
|
|
Ca hát, nhảy múa |
|
|
Nhà sàn làm bằng gỗ, tre,... |
|
|
Thi đấu vật, đua thuyền |
|
|
Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá,... |
|
|
Nhuộm răng đen, xăm mình Nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa |
|
|
Tục thờ cúng tổ tiên |
|
|
Tục chôn cất người chết |
|
|
Đi lại bằng thuyền |
|
|
Nội dung |
Đời sống vật chất |
Đời sống tinh thần |
Trồng lúa nước, chăn nuôi |
x |
|
Ca hát, nhảy múa |
|
x |
Nhà sàn làm bằng gỗ, tre,... |
x |
|
Thi đấu vật, đua thuyền |
|
x |
Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá,... |
x |
|
Nhuộm răng đen, xăm mình Nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa |
x |
|
Tục thờ cúng tổ tiên |
|
x |
Tục chôn cất người chết |
|
x |
Đi lại bằng thuyền |
x |
|
Câu 9:
Hãy điền các cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) cho phù hợp với nội dung những câu sau: đúc đồng; trồng lúa nước; chăn nuôi.
1. Gạo trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang, thể hiện nghề nông ……. đã phát triển.
1. Gạo trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang, thể hiện nghề nông trồng lúa nước đã phát triển.
Câu 10:
2. Thức ăn của cư dân Văn Lang ngoài rau, đậu, bầu, bí còn có thịt, cá, thể hiện nghề ……. phát triển.
2. Thức ăn của cư dân Văn Lang ngoài rau, đậu, bầu, bí còn có thịt, cá, thể hiện nghề chăn nuôi phát triển.
Câu 11:
3. Cư dân Văn Lang sử dụng nhiều đồ dùng bằng đồng (lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, thạp đồng), chứng tỏ nghề
……………… phát triển.
Câu 12:
Quan sát các hình ảnh sau, hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Đời sống vật chất:
- Đời sống tinh thần:
* Đời sống vật chất:
- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…
- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...
- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.
- Trang phục:
+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.
* Đời sống tinh thần:
- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...
+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.
- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...
Câu 13:
Hãy kể tên những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay.
- Một số phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay là:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
+ Tục làm bánh chưng, bánh giày vào mỗi dịp lễ, tết
+ Sử dụng trầu cau trong các dịp quan trọng, lễ tết
+ …
Câu 14:
Hãy nêu các bước làm bánh chưng hoặc bánh giày mà em biết.
(*) Giới thiệu các bước làm bánh chưng
- Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu (gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lạt giang/ dây buộc)
- Bước 2: sơ chế nguyên liệu
+ Ngâm gạo nếp, đỗ xanh tối thiểu 4 tiếng, sau đó vo, đãi sạch, để ráo nước (có thể trộn thêm một chút muối trắng vào gạo để vị của bánh thêm đậm đà)
+ Thịt lợn thái miếng, ướp với gia vị (muối, hạt tiêu,…)
+ Lá dong rửa sạch, hong hoặc lau khô.
+ Lạt giang nên ngâm nước khoảng 30 phút trước khi gói, để lạt mềm hơn.
- Bước 3: Gói bánh
+ Lót lớp lá dong ở ngoài (có thể dùng khuôn để bánh vuông và đẹp hơn)
+ Rải lần lượt: gạo nếp => đậu xanh => thịt lợn => đậu xanh => gạo nếp.
+ Gói bánh và dùng lạt giang hoặc dây buộc lại
- Bước 4: Luộc bánh (thời gian khoảng 8 – 10 tiếng, tùy thuộc theo kích cỡ và số lượng bánh)
- Bước 5: Ép bánh:
+ Sau khi bánh chín, vớt bánh ra rồi cho ngay vào chậu nước lạnh, ngâm khoáng 10 phút
+ Để bánh ráo nước rồi dùng vật nặng đè lên bánh để ép nước ra. Thời gian ép khoảng từ 5 – 8 tiếng.
Câu 15:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết:
- Đây là lễ hội nào?
- Diễn ra ở đâu?
- Vào ngày nào?
- Thể hiện điều gì?
- Đây là lễ hội nào?
=> Đây là lễ hội Đền Hùng
- Diễn ra ở đâu?
=> Diễn ra tại Đền Hùng (thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
- Vào ngày nào?
=> Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).
- Thể hiện điều gì?
=> Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn công lao các vua Hùng dựng nước của nhân dân Việt Nam.