Bài 13. Nước Âu Lạc
-
254 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khoanh tròn vào phương án đúng.
a) Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?
A. Năm 207 TCN.
B. Năm 208 TCN.
C. Năm 108 TCN.
D. Năm 107 TCN.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
b) Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Đại La (Hà Nội).
C. Phong Khê (Hà Nội).
D. Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
c) Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 4:
d) Chủ nhân của nước Âu Lạc là
A. người Âu Việt và người Lạc Việt.
B. những người sinh sống ở Bắc Bộ.
C. những người sinh sống ở Trung Bộ.
D. người Lạc Việt ở vùng núi phía Bắc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 5:
Hãy chọn và điền chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai ở chỗ chấm (...) trước mỗi câu sau:
A………… Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đứng đầu nước Âu Lạc.
B. ……………. Âu Lạc là vùng đất đông dân, thuận lợi cho việc đi lại.
C………...... Vũ khí lợi hại nhất của quân đội thời Âu Lạc là giáo, mác.
D. ........... Một trong những tướng tài giỏi của An Dương Vương là Cao Lỗ.
A. [ Đ ] Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đứng đầu nước Âu Lạc.
B. [ S ] Âu Lạc là vùng đất đông dân, thuận lợi cho việc đi lại.
C. [ S ] Vũ khí lợi hại nhất của quân đội thời Âu Lạc là giáo, mác.
D. [ Đ ] Một trong những tướng tài giỏi của An Dương Vương là Cao Lỗ.
Câu 7:
Hãy điền các cụm từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) cho phù hợp trong đoạn thông tin dưới đây: luyện kim, đúc đồng; lúa nước; gốm và xây dựng.
Cư dân Âu Lạc gieo trồng được (1)……. Và các loại rau, củ, quả. Nghề (2)………. ngày càng tiến bộ. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề (3) …………..
Cư dân Âu Lạc gieo trồng được (1) lúa nước và các loại rau, củ, quả. Nghề (2) gốm và xây dựng Ngày càng tiến bộ. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề (3) luyện kim, đúc đồng
Câu 8:
Hãy nêu rõ biểu hiện tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.
- Đời sống vật chất:
- Đời sống tinh thần:
- Đời sống vật chất:
+ Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.
+ Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
+ Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.
- Đời sống tinh thần:
+ Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.
Câu 9:
Quan sát hình 13.1 và cho biết:
a) Vị trí của thành Cổ Loa đối với nước Âu Lạc.
- Yêu cầu a) Thành Cổ Loa là trung tâm của nước Âu Lạc
Câu 10:
b) An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa nhằm mục đích gì.
- Yêu cầu b) An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhằm mục đích: phòng thủ, bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm.
Câu 11:
Hãy hoàn thành bảng dưới đây về nước Văn Lang và nước Âu Lạc:
Nội dung |
Nước Văn Lang |
Nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời |
|
|
Kinh đô |
|
|
Tổ chức nhà nước |
|
|
Nội dung |
Nước Văn Lang |
Nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời |
Thế kỉ VII TCN |
Năm 208 TCN |
Kinh đô |
Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) |
Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) |
Tổ chức nhà nước |
- Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu). - Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu. - Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu. |
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương (giúp việc cho vua có các lạc hầu). - Cả nước được chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. - Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu. |
Câu 12:
Hãy tìm hiểu thông tin và đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhí giới thiệu với du khách và bạn bè về Khu di tích thành Cổ Loa.
(*) Giới thiệu khu di tích Thành Cổ Loa:
- Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Nhìn từ góc độ địa lý, vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng.
- Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….
- Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.