IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải VBT Lịch Sử 6 Chương 7: Vương quốc Chăm-Pa và vương quốc Phù Nam -Bộ Cánh diều

Giải VBT Lịch Sử 6 Chương 7: Vương quốc Chăm-Pa và vương quốc Phù Nam -Bộ Cánh diều

Bài 18. Vương quốc chăm-pa

  • 53 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Hãy chọn và điền chữ Đ vào câu đúng, chữ S vào câu sai ở chỗ chấm (...) trước mỗi câu sau:

A. ......…….. Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

B. ............... Thủ công nghiệp của Chăm-pa phát triển đến đỉnh cao.

C. ................ Các tầng lớp chính trong xã hội Chăm-pa là: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.

D. ................ Ở Chăm-pa, vua là “đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc.

Xem đáp án

A. [ Đ ] Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

B. [ S ] Thủ công nghiệp của Chăm-pa phát triển đến đỉnh cao.

C. [ S ] Các tầng lớp chính trong xã hội Chăm-pa là: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.

D. [ Đ ] Ở Chăm-pa, vua là “đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc.


Câu 6:

Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) trong các đoạn trích sau về một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa.

- Dựa trên chữ cổ của người ………, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ ………….

- Về tín ngưỡng, tôn giáo, cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng ………….. (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..) và du nhập các tôn giáo từ …….. (Phật giáo, Hin-đu giáo,...).

Xem đáp án

- Dựa trên chữ cổ của người Ấn Độ, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ.

- Về tín ngưỡng, tôn giáo, cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..) và du nhập các tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Hin-đu giáo,...).


Câu 7:

Thánh Địa Mỹ Sơn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay. Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn để giới thiệu về công trình kiến trúc này.

Thánh Địa Mỹ Sơn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Chăm-pa (ảnh 1)
Xem đáp án

* Giới thiệu: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Câu 8:

Quan sát các hình ảnh sau và cho biết:

Quan sát các hình ảnh sau và cho biết:   a) Tên của các hình ảnh. (ảnh 1)

a) Tên của các hình ảnh.

Xem đáp án

Yêu cầu a) Tên của các hình ảnh

- Hình 18.2: bản dập chữ Chăm cổ (bia Đông Yên Châu, Trà Kiệu, Quảng Nam)

- Hình 18.3: Đài thờ Trà Kiệu

- Hình 18.4: Tượng Phật Đồng Dương (tượng đồng).


Câu 9:

b) Các hình ảnh đó nói đến thành tựu văn hoá nào của cư dân Chăm-pa. Trình bày một số thông tin về các thành tựu văn hoá đó.

Xem đáp án

Yêu cầu b)

- Hình ảnh đó nói đến thành tựu chữ viết và nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa.

- Trình bày:

+ Chữ viết: cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

+ Điêu khắc: kĩ thuật điêu luyện, tinh tế, nhiều sản phẩm điêu khắc đẹp, như: tượng phật Đồng Dương, vũ nữ Áp-sa-sa, các hình điêu khắc trên đài thờ Trà Kiệu.


Bắt đầu thi ngay