Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án

  • 106 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Gợi ý: gắn bó, bản thân, phân biệt, đời sống, nghĩa vụ, hành vi, bổn phận, tế bào

- Gia đình là tập hợp những người ………….. với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

- Gia đình là ............. của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong ……… của mỗi thành viên, là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:

+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được …………. đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.

+ Ông bà nội, ngoại có quyền và ………… trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người

- Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có ………… ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

- Anh chị em có ……………. thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

- Mỗi học sinh cần thực hiện tốt nghĩa vụ của ………… đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

Xem đáp án

Lời giải:

- Gia đình là tập hợp những người  gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

- Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗi thành viên, là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:

+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.

+ Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người

- Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

- Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

- Mỗi học sinh cần thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân sđối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.


Câu 2:

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Gia đình được gắn bó với nhau bởi những quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.

Xem đáp án

Lời giải:

- Ý kiến a. Đồng tình. Vì: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.


Câu 3:

b. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.

Xem đáp án

- Ý kiến b. Đồng tình. Vì: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.


Câu 4:

c. Anh chị em trong gia đình, giúp đỡ lẫn nhau trong những trường hợp cần thiết.

Xem đáp án

- Ý kiến c. Đồng tình. Vì: anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.


Câu 5:

d. Con cháu chỉ có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu.

Xem đáp án

- Ý kiến d. Không đồng tình. Vì: con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu.


Câu 6:

e. Học sinh nên tập trung vào việc học còn thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình để khi trưởng thành.

Xem đáp án

- Ý kiến e. Không đồng tình. Vì: thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình là trách nhiệm của mọi công dân, ở mọi lứa tuổi


Câu 7:

g. Pháp luật nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ.

Xem đáp án

- Ý kiến g. Đồng tình. Vì: con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, chăm sóc cha mẹ, ông bà. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.


Câu 8:

h. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình.

Xem đáp án

- Ý kiến h. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa các con


Câu 9:

Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên gia đình trong cuộc sống hằng ngày.

Gợi ý: Chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc,...

Thành viên trong gia đình

Việc làm

1. Ông bà

 

2. Cha mẹ

 

3. Anh, chị, em

 

4. Cô, dì, chú, bác

 

Xem đáp án

Lời giải:

Thành viên trong gia đình

Việc làm

1. Ông bà

- Trông nom, chăm sóc các cháu

- Giáo dục các cháu những điều hay, lẽ phải

2. Cha mẹ

- Yêu thương, chăm sóc các con

- Không phân biệt đối xử giữa các con

- Tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của con

3. Anh, chị, em

- Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau

4. Cô, dì, chú, bác

- Quan tâm, yêu thương các cháu

- Giáo dục các cháu những điều hay, lẽ phải


Câu 10:

Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Hành động

Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ

Không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ

a. A thích học vẽ nhưng không được bố mẹ ủng hộ.

 

 

b. Được gia đình nuông chiều từ nhỏ nên T không biết vâng lời ông bà, bố mẹ.

 

 

c. Ông bà, bố mẹ luôn khuyến khích K tham gia các hoạt động của nhà trường.

 

 

d. Q và anh trai đều thích đá bóng nhưng bố chỉ cho anh trai tham gia, còn Q thì không.

 

 

e. A đã từ chối chăm sóc bà bị bệnh vì lí do bận đi chơi với bạn cùng lớp.

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Hành động

Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ

Không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ

a. A thích học vẽ nhưng không được bố mẹ ủng hộ.

 

x

b. Được gia đình nuông chiều từ nhỏ nên T không biết vâng lời ông bà, bố mẹ.

 

x

c. Ông bà, bố mẹ luôn khuyến khích K tham gia các hoạt động của nhà trường.

x

 

d. Q và anh trai đều thích đá bóng nhưng bố chỉ cho anh trai tham gia, còn Q thì không.

 

x

e. A đã từ chối chăm sóc bà bị bệnh vì lí do bận đi chơi với bạn cùng lớp.

 

x


Câu 11:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1: H là học sinh lớp 7. Một lần, H nhận lời đi sinh nhật với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ H biết chuyện và không cho H đi với lí do đường xa, trời lại tối. H vùng vằng, giận dỗi và cho rằng bố mẹ đã xâm phạm quyền tự do của H?

Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp trên? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải:

- Trả lời câu hỏi trường hợp 1: Bố mẹ H là người đúng, H là người sai, vì:

+ Theo quy định của pháp luật, cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con cái, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc: bất cứ yêu cầu, đề xuất, đòi hỏi nào của con cái, bố mẹ cũng phải đáp ứng.

+ Mặt khác, pháp luật cũng quy định, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con. Trong trường hợp này, H đi chơi ở nhà bạn nhưng do trời tối, đường xa, lại không có sự chăm sóc của bố mẹ, nên bố mẹ lo lắng, đưa ra lời khuyên để bảo vệ H là đúng. H nên hiểu sự quan tâm và yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.


Câu 12:

Trường hợp 2: Bạn D 15 tuổi. Một lần, D đi xe đạp điện vào đường ngược chiều, đâm phải chị A bị thương và hỏng xe đạp. D bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ D đến để giải quyết vụ việc thì bố mẹ D không chịu. Họ cho rằng, mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con mình gây ra.

Theo em, bố mẹ D xử sự như vậy có đúng không? Vì sao?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi trường hợp 2: Bố mẹ D xử sự như vậy là không đúng. Vì:

+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con trở thành những công dân tốt. Việc bố mẹ H cần tới cơ quan công an, phối hợp với lực lượng công an để giải quyết vụ việc cũng là một biện pháp giáo dục H.

+ Mặt khác, căn cứ theo khoản 2, điều 586 bộ luật dân sự 2015: Đối với trường hợp từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu không đủ cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.


Câu 14:

Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO

Ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, chị Trần Thị Hồng Linh được biết đến là một tấm gương sáng của lòng hiếu thảo, sự hi sinh, chịu đựng. Chị rất xứng đáng là tấm gương điển hình “Người con hiếu thảo” của huyện nhiều năm liền. Linh sống với bà ngoại đã già, người bác trai bị bệnh tâm thần, người mẹ bị bệnh suy thận mãn tính và em gái đang đi học. Bao nhiêu khó khăn trong gia đình đều dồn hết lên đôi vai cô gái bé nhỏ thích được làm cô giáo. Ngoài thời gian đi học, gánh vác việc gia đình, Linh còn tranh thủ đi bán vé số để trang trải học phí, đỡ đần cho mẹ và lo cho em gái. Vậy mà Linh vẫn tích cực tham gia các phong trào Đoàn - Hội tại địa phương. Không phụ sự kì vọng của gia đình, giờ đây chị Linh đã là cô giáo trẻ đang công tác tại trường gần nhà, tiện cho việc giảng dạy và chăm sóc gia đình.

Câu hỏi:

- Cho biết nhận xét của em về tấm gương của chị Trần Thị Hồng Linh
Xem đáp án

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Nhận xét: chị Trần Thị Hồng Linh là một người con hiếu thảo, có tấm lòng nhân ái, yêu thương mọi người; đồng thời, chị Hồng Linh cũng là một công dân gương mẫu trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân với gia đình


Câu 15:

- Hãy nêu 3 điều em cần rèn luyện, thay đổi sau khi đọc thông tin trên.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 2: 3 điều em cần rèn luyện sau khi đọc thông tin trên:

+ Luôn kính trọng, lễ phép và yêu thương ông bà, cha mẹ

+ Luôn yêu thương, giúp đỡ em trai

+ Nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống để trở thành niềm tự hào của gia đình


Câu 16:

Em hãy đọc các tình huống sau và đưa ra cách xử lí phù hợp.

Tình huống

Cách xử lí

a. T là anh trai và thường xuyên bắt nạt em gái. Mọi việc trong nhà T đều bắt em làm, kể cả những việc của T.T cho rằng: “Là con gái thì nên làm việc nhỏ trong nhà, còn con trai sẽ làm việc lớn ngoài xã hội” Đôi lúc em gái làm việc nhà chậm, trái ý đều bị T to tiếng doạ nạt.

 

b. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên N đi làm thêm một số công việc. Tuy nhiên, N đã dùng hết số tiền kiếm được để chi tiêu cho riêng mình, không phụ giúp bố mẹ. Khi bố mẹ hỏi, N cho rằng: “Tiền đó là công sức của mình làm ra nên chi tiêu như thế nào đó là chuyện của mình”.

 

c. N và H là hai anh em. N luôn được bố mẹ quan tâm, cho ăn học đầy đủ; còn H dù muốn đi học nhưng bố mẹ không đồng ý nên phải nghỉ học năm lớp 8 để phụ giúp việc nhà. Bố mẹ H cho rằng: “H là con gái nên không cần học nhiều, hơn nữa sau này có gia đình thì H cũng theo chồng”

 

Xem đáp án

Lời giải:

Tình huống

Cách xử lí

a. T là anh trai và thường xuyên bắt nạt em gái. Mọi việc trong nhà T đều bắt em làm, kể cả những việc của T.T cho rằng: “Là con gái thì nên làm việc nhỏ trong nhà, còn con trai sẽ làm việc lớn ngoài xã hội” Đôi lúc em gái làm việc nhà chậm, trái ý đều bị T to tiếng doạ nạt.

- Giải thích cho T hiểu:

+ Anh, chị, em trong gia đình có bổn phận yêu thương, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. T nên giúp đỡ em gái chứ không nên bắt em gái thay T làm hết mọi công việc.

+ T không nên có thái độ phân biệt giới tính nam – nữ

b. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên N đi làm thêm một số công việc. Tuy nhiên, N đã dùng hết số tiền kiếm được để chi tiêu cho riêng mình, không phụ giúp bố mẹ. Khi bố mẹ hỏi, N cho rằng: “Tiền đó là công sức của mình làm ra nên chi tiêu như thế nào đó là chuyện của mình”.

- Giải thích cho N hiểu: điều kiện kinh tế gia đình N còn khó khăn, bố mẹ đã phải lao động vất vả để có thể mưu sinh, nuôi nấng N. Vì vậy, N yêu thương và thực hiện trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ.

c. N và H là hai anh em. N luôn được bố mẹ quan tâm, cho ăn học đầy đủ; còn H dù muốn đi học nhưng bố mẹ không đồng ý nên phải nghỉ học năm lớp 8 để phụ giúp việc nhà. Bố mẹ H cho rằng: “H là con gái nên không cần học nhiều, hơn nữa sau này có gia đình thì H cũng theo chồng”

- Giải thích cho bố mẹ hiểu: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc phân biệt đối xử giữa các con.

- Khuyên bố mẹ nên quan tâm, chăm sóc H nhiều hơn nữa; đối xử công bằng giữa N vầ H để tránh làm tổn thương tinh thần của H và cũng tránh tạo thói quen ỷ lại ở N


Câu 18:

Có ý kiến cho rằng: “Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. Em có đồng ý với ý kiến này hay không? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải:

- Em đồng ý với ý kiến trên.

- Vì:

+ Gia đình chính là tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc sẽ góp phần đem tới sự phát triển, ổn định của xã hội

+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mỗi người; mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên và là điểm tựa vững chắc để mỗi người phấn đấu vươn lên trong cuộc sống


Câu 19:

Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Xem đáp án

Lời giải:

- Một số câu ca dao, tục ngữ về việc mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:

+ “Tôm càng lột vỏ, bỏ đuôi/ Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già”.

+ “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”.

+ “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ “hiếu”, mới là đạo con”.

+ “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

+ …


Câu 20:

Em hãy lập và thực hiện bảng kế hoạch điều chỉnh những việc làm đúng với nghĩa vụ công dân trong gia đình. Từ đó, rút ra bài học để chia sẻ cùng bạn.

Quyền và nghĩa vụ trong gia đình chưa thực hiện

Nguyên nhân

Mong muốn đạt được

Điều chỉnh phù hợp

Thời gian

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

Bài học chia sẻ:

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Tham khảo

Quyền và nghĩa vụ trong gia đình chưa thực hiện

Nguyên nhân

Mong muốn đạt được

Điều chỉnh phù hợp

Thời gian

1. Chưa giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà

- Lười biếng

- Chăm chỉ hơn

- Giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi, như: rửa bát, dọn dẹp nhà,…

- Ngay hôm nay

2. …..

…..

…..

…..

…..

3 …..

…..

…..

…..

…..

4 …..

…..

…..

…..

…..

5 …..

…..

…..

…..

…..

Bài học chia sẻ:

- Luôn kính trọng, lễ phép và yêu thương và giúp đỡ ông bà, cha mẹ

- Luôn yêu thương, giúp đỡ em trai


Câu 21:

Em hãy tìm hiểu một số gia đình trong cộng đồng dân tộc ở Việt Nam và viết bài giới thiệu về thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo: Nét đẹp truyền thống trong gia đình người Tày ở xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai)

Trải qua thời gian, dù xã hội có thay đổi, dù cuộc sống có khấm khá hơn nhưng những nét đẹp cổ truyền vẫn được đồng bào Tày gìn giữ và truyền lại đến đời sau. Hạt nhân của hành trình lưu truyền những giá trị cao đẹp ấy chính là gia đình…

Nghĩa Đô là xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc huyện Bảo Yên (Lào Cai), là nơi định cư từ lâu đời của trên 90% đồng bào dân tộc Tày. Trải qua thời gian, đồng bào nơi đây đã tạo dựng cho mình một bản sắc mang đậm nét văn hóa cổ truyền. Phải được tận mắt chứng kiến, được nghe kể về những phong tục tập quán của đồng bào Tày Nghĩa Đô mới thấy những giá trị văn hóa cổ truyền được đồng bào nơi đây tạo ra và gìn giữ thật quý giá, mang đậm bản sắc vùng miền.

Cho dù cuộc sống có đổi thay, có khó khăn nhưng những nét đẹp văn hóa trong mỗi gia đình người Tày ở Nghĩa Đô vẫn được gìn giữ như những “báu vật” của gia đình mình mà không gì có thể thay đổi được. Khi nói về nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Tày Nghĩa Đô, chúng tôi không dám chắc là mình đã hiểu hết và nói hết được bởi những nét đẹp đó hiện hữu khá phong phú và đặc sắc trong lời ăn tiếng nói, trong cử chỉ hành động, trong văn hóa ứng xử, trang phục, ẩm thực và phong tục tập quán của đồng bào.

Tiếng nói bản địa (bản chẩu) của người Tày Nghĩa Đô luôn được coi là tài sản vô giá của đồng bào. Quý không phải là vì tiếng Tày hiếm có mà quý bởi đây là thứ ngôn ngữ mang đậm bản sắc Tày Nghĩa Đô (âm sắc trầm, cách phát âm rõ nét) chứ không lẫn với tiếng Tày ở vùng nào. Xác định được tiếng mẹ đẻ là yếu tố vô cùng quan trọng nên ngay từ khi mới sinh ra và lớn lên, đứa trẻ Tày đã được các pả (bà), ấm (mẹ), pò (bố) dạy cho biết cách phát âm tiếng Tày. Trước khi đi học mầm non học tiếng Việt, những đứa trẻ Tày Nghĩa Đô đã biết nói và giao tiếp thành thạo ngôn ngữ bản địa rồi. Với người Tày Nghĩa Đô, đó là cách để mỗi người luôn nhớ về nguồn cội của mình, luôn yêu tiếng bản địa và thứ tiếng ấy luôn chảy trong huyết quản của mỗi người. Để rồi sau này dù có đi đâu xa hay công tác xa, người ta vẫn biết nói tiếng Tày tròn vành rõ chữ.

 Cùng với tiếng nói thì trang phục Tày được các gia đình Tày ở Nghĩa Đô gìn giữ và truyền lại cho con cháu. Tuy cuộc sống hôm nay có đổi khác nhiều nhưng về Nghĩa Đô, người ta vẫn nhìn thấy những bộ trang phục Tày màu chàm truyền thống. Ngày nay, học sinh Nghĩa Đô đến trường từ bậc mầm non đến THPT, các gia đình người Tày vẫn chuẩn bị cho các em những bộ trang phục truyền thống để mặc vào đầu tuần hay những ngày lễ lớn. Với người Tày Nghĩa Đô, đó là cách để nhân lên niềm tự hào và hãnh diện của con em mình đối với những giá trị truyền thống của dân tộc.

Không gian nhà sàn truyền thống của người Tày Nghĩa Đô cũng là nơi diễn ra những phong tục tập quán mang đậm bản sắc. Mỗi gia đình, mỗi bếp lửa, mỗi sàn nhà, mỗi bậc cầu thang là nơi khơi bùng lên vẻ đẹp cổ truyền của người Tày. Trong một năm, các gia đình người Tày Nghĩa Đô tuần tự tổ chức các ngày tết đặc biệt có ý nghĩa như tết nguyên đán độc đáo và ấm cúng, tết rằm tháng giêng nhộn nhịp náo nức, tết rằm tháng bảy sum họp, tết mừng lúa mới tưng bừng vui vẻ…Bằng ấy cái tết đã đủ để nói về sự sum vầy, đoàn tụ và cùng nhau vun đắp cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc của cư dân Tày vùng Nghĩa Đô.

Văn hóa ứng xử của người Tày Nghĩa Đô được biết đến từ lâu như một nét đẹp không phai nhạt theo thời gian. Chính từ trong mỗi gia đình, văn hóa ứng xử đã được người Tày gìn giữ và truyền lại. Đó là lối sống đoàn kết giữa các gia đình giữa các bản, giữa anh em trong họ, ngoài họ khi mỗi gia đình có công to, việc lớn. Họ đến để giúp nhau làm nhà, cày ruộng, cấy lúa,...  

Nghĩa Đô cùng với nhiều địa phương khác đang trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch cộng đồng. Tuy diện mạo địa phương có đổi khác nhưng Nghĩa Đô không mất đi những nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời. Có được điều đó là nhờ vào mạch nguồn chảy mãi trong mỗi gia đình - hạt nhân của sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa cổ truyền nơi đây.


Bắt đầu thi ngay