IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 3: Học tập tự giác, tích cực có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 3: Học tập tự giác, tích cực có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 3: Học tập tự giác, tích cực có đáp án

  • 97 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Gợi ý: quyết tâm, nhắc nhở, chủ động, kiến thức, mục đích

- Học tập tích cực, tự giác là ............. thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

- Học tập tích cực, tự giác được thể hiện qua việc xác định đúng……….. học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; ............. thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Học tập tích cực, tự giác giúp chúng ta có thêm .........., mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

- Học sinh phải rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập; đồng thời cần ……… và giúp đỡ những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

Xem đáp án

Lời giải:

- Học tập tích cực, tự giác là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

- Học tập tích cực, tự giác được thể hiện qua việc xác định đúng mục đích học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Học tập tích cực, tự giác giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.

- Học sinh phải rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập; đồng thời cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập để cùng nhau tiến bộ.


Câu 4:

Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Hành động

Tự giác, tích cực trong học tập

Không tự giác, tích cực trong học tập

a. Mỗi tối, T đợi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập về nhà.

 

 

b. Sau khi ôn bài cũ, Y đều soạn bài mới cẩn thận trước khi đến lớp.

 

 

c. Mỗi khi gặp bài Toán khó, D không suy nghĩ mà mở sách giải ra viết đáp án.

 

 

d. Vào những ngày cuối tuần, V đến nhà bạn để cùng nhau làm các bài tập khó.

 

 

e. Trước khi đi ngủ, H cài đồng hồ báo thức để dậy sớm và đi học đúng giờ.

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Hành động

Tự giác, tích cực trong học tập

Không tự giác, tích cực trong học tập

a. Mỗi tối, T đợi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập về nhà.

 

x

b. Sau khi ôn bài cũ, Y đều soạn bài mới cẩn thận trước khi đến lớp.

x

 

c. Mỗi khi gặp bài Toán khó, D không suy nghĩ mà mở sách giải ra viết đáp án.

 

x

d. Vào những ngày cuối tuần, V đến nhà bạn để cùng nhau làm các bài tập khó.

x

 

e. Trước khi đi ngủ, H cài đồng hồ báo thức để dậy sớm và đi học đúng giờ.

x

 


Câu 8:

Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

PHÙNG HU NU - TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN

Tâm sự cùng Nu chúng tôi được biết, Nu là người dân tộc Hà Nhì, sinh ra trong gia đình thuần nông tại bản Gò Khà, xã Thu Lũm, cách thị trấn Mường Tè 100 km. Lớn lên trên mảnh đất biên giới xa xôi từ nhỏ, chứng kiến những khó khăn mà gia đình và người dân nơi đây phải gánh chịu, Nu đã sớm nuôi ý chí vươn lên, cố gắng học tập để mai này trở thành người có ích cho quê hương, xã hội.

Vốn cần cù, chịu khó, Nu luôn chủ động, tự giác trong việc học tập và có tính tự tập trong cuộc sống. Trên lớp, Nu chú ý nghe thầy cô giảng bài, hăng say phát biểu. Mỗi giờ ra chơi, Nu còn tranh thủ giúp các bạn trong lớp giải bài tập khó hoặc ngồi ôn lại những kiến thức thầy cô đã giảng, những bài nào khó, không hiểu chủ động hỏi thầy cô. Nu nói: “Với em kiến thức là vô tận, nhưng cốt lõi vẫn là phải nắm chắc kiến thức trên lớp. Ngoài ra, em còn tham khảo thêm các dạng sách nâng cao để bổ trợ cho kiến thức của bản thân.”

Câu hỏi:

- Em hãy nêu những việc làm thể hiện việc học tập tự giác, tích cực của Nu trong thông tin trên.

Xem đáp án

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Những việc làm thể hiện việc học tập tự giác, tích cực của Nu:

+ Chú ý nghe thầy cô giảng bài, hăng say phát biểu.

+ Tranh thủ giờ ra chơi để giúp các bạn trong lớp giải bài tập khó hoặc ngồi ôn lại những kiến thức thầy cô đã giảng, những bài nào khó, không hiểu chủ động hỏi thầy cô.

+ Tham khảo thêm các dạng sách nâng cao để bổ trợ cho kiến thức của bản thân.


Câu 9:

- Hãy nêu việc làm cụ thể của em để rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 2: Việc làm cụ thể của em để rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực:

+ Lập thời gian biểu hợp lí, cân đối giữa vui chơi và học tập

+ Chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài

+ Cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao

+ Tìm hiểu thêm kiến thức qua sách, báo, internet,… để nâng cao vốn hiểu biết

+ …


Câu 10:

Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hoá.

- Những gì chúng ta biết trong ngày hôm nay, ngày hôm sau sẽ lỗi thời. Nếu ngừng học tập thì chúng ta sẽ ngừng phát triển. (Dorothy Billington)

- Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc. (Ngạn ngữ Gruzia)

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lựa chọn thông điệp: Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

(*) Bài viết tham khảo:

Từ ngàn xưa cho đến nay, nhân loại nhìn nhận học tập là một vấn đề hết sức quan trọng, nó giúp con người có được sự tiến bộ, mở mang kiến thức hiểu biết, phát triển đất nước giàu mạnh, để rồi tiến đến đưa nền văn minh. Vì vậy, ngạn ngữ đã có câu: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

“Học tập” là quá trình tiếp thu kiến thức, đồng nghĩa với sự khám phá học hỏi, lĩnh hội những gì mới mẻ, và thực hành, tập duyệt những gì đã học được, rèn luyện những kỹ năng người khác trao truyền lại. “Hạt giống” theo nghĩa đen là yếu tố dùng để ươm mầm nên cây cối, để cây được tốt, hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt. Cũng giống như vậy học tập là mầm mống, là điểm khởi đầu ươm nên kiến thức, kiến thức là cái gốc để nuôi lớn hoa trái hạnh phúc, niềm vui và sự thỏa nguyện của mỗi người trong cuộc sống. Ở đây hình ảnh “học tập là hạt giống của kiến thức”, ý muốn nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập, học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản đưa đến mọi sự thành công. Muốn có hạnh phúc, không còn cách nào khác hơn phải học tập.

Học tập là cả một quá trình miệt mài, nỗ lực, tư duy, kinh qua những khó khăn, thử thách mới có được kiến thức. “Hạt giống” kiến thức ấy phải được gieo trồng, chăm bón đúng quy trình mới mong có ngày khai hoa trổ quả. Học tập phải chọn lọc, tiếp nhận những điều hay lẽ phải, và phải có phương pháp học tập phù hợp với điều kiện xã hội, cũng như bản thân, nhằm tích lũy kiến thức, và phải biết vận dụng kiến thức đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Sự học có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Quá trình học tập, trước hết học tập ở nhà trường giúp con người có kiến thức cơ bản của cuộc sống trên các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội… sẽ làm cơ sở cho việc tiếp thu các lĩnh vực khác chuyên sâu ở những giai đoạn sau này. Con đường dẫn đến thành công là con đường đầy khó khăn, chông gai, thử thách. Để đạt đến kết quả đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó, có ý chí quyết tâm cao. Không có thành công, thành quả nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và nước mắt.

Mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.


Câu 11:

Em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề: “Học tập có thể giúp bạn thay đổi cuộc đời”.

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Bài thuyết trình tham khảo

Học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Học tập có thể giúp bạn thay đổi cuộc đời”. Hoặc: “Bất học bất tri lý” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lý thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lý thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lý thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kỹ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.


Bắt đầu thi ngay