IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng có đáp án

  • 110 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Gợi ý: biện pháp, luyện tập, đối diện, khả thi, nguyên nhân, phương pháp

- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người …………. và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

- Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau: xác định …….. gây căng thẳng; đề ra các …………. giải quyết; chọn lọc các giải pháp khả thi; thực hiện các giải pháp ............ ; đánh giá kết quả đạt được.

- Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, chúng ta có thể thực hiện một số cách thức như: thường xuyên ......... thể dục, thể thao; có …………… học tập khoa học, phù hợp; cố gắng tạo những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên...

Xem đáp án

Lời giải:

- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

- Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau: xác định nguyên nhân gây căng thẳng; đề ra các biện pháp giải quyết; chọn lọc các giải pháp khả thi; thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.

- Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, chúng ta có thể thực hiện một số cách thức như: thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; có phương pháp học tập khoa học, phù hợp; cố gắng tạo những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên...


Câu 4:

Em hãy nêu cách để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng với các nội dung theo bảng gợi ý sau:

Nội dung

Cách ứng phó

1. Trong học tập

 

2. Trong cuộc sống

 

Xem đáp án

Lời giải:

Nội dung

Cách ứng phó

1. Trong học tập

- Xác định các mục tiêu học tập vừa sức

- Có phương pháp học tập khoa học

- Xây dựng kế hoạch học tập hợp lí, cân đối thời gian giữa học tập và thư giãn.

- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của người thân, thầy cô giáo, bạn bè,…

2. Trong cuộc sống

- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao

- Cố gắng để có khoảng khắc vui vẻ, hạnh phúc,…

- Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên….

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của người thân, thầy cô giáo, bạn bè,…


Câu 5:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1: Q là học sinh lớp 7C1. Q rất chăm chỉ và nghiêm túc trong học tập nên bố mẹ luôn kì vọng Q sẽ đạt kết quả cao. Kì thi lần này, Q cố gắng và dành nhiều thời gian để ôn bài nhưng đến gần ngày thi Q lại bồn chồn, lo lắng và quên hết những gì đã học.

Nếu là Q, em sẽ làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó?

Xem đáp án

Lời giải:

- Trả lời câu hỏi tình huống 1: Nếu là Q, để vượt qua sự căng thẳng đó, em sẽ:

+ Không đặt những mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân

+ Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu hợp lí, cân đối giữa việc học và sinh hoạt

+ Tìm cho mình một phương pháp học tập đúng, khoa học (ví dụ: ôn tập kiến thức qua sơ đồ tư duy,…)

+ Thư giãn bằng việc: tập luyện thể dục, nghe nhạc, đọc sách,…

+ Tâm sự với bố mẹ, để bố mẹ hiểu và không đặt áp lực, kì vọng quá lớn đối với mình.


Câu 6:

Trường hợp 2: K là con một trong gia đình có truyền thống làm nghề bác sĩ. Vì vậy, từ khi còn đi học, K đã được bố mẹ định hướng theo nghề. Tuy nhiên, K lại rất sợ máu nên không muốn theo nghề này. Do gia đình kì vọng và đặt niềm tin rất lớn về mình, nên K lúc nào cũng trong trạng thái tâm lí căng thẳng, không biết chia sẻ cùng ai.

Để ứng phó tích cực với trạng thái căng thẳng, K nên làm gì?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi tình huống 2: Để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng, M nên:

+ Tâm sự với bố mẹ về tình trạng của bản thân, để bố mẹ hiểu và không đặt sự kì vọng quá lớn đối với mình

+ Tự định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân (phù hợp với năng lực và mong ước của cá nhân,…) rồi tâm sự với bố mẹ; đồng thời chứng minh cho bố mẹ tháy khả năng của bản thân đủ để đáp ứng với định hướng nghề nghiệp đó

+ Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu hợp lí, cân đối giữa việc học và sinh hoạt

+ Thư giãn bằng việc: tập luyện thể dục, nghe nhạc, đọc sách,…


Câu 8:

Em hãy đọc các tình huống sau và chia sẻ cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.

Tình huống 1: T là lớp trưởng lớp 7C, T luôn có suy nghĩ: “Là lớp trưởng phải học giỏi tất các môn thì mới được các bạn trong lớp tôn trọng”. Vì thế, T lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng vì phải thức khuya để học bài.

Cách ứng phó:

Xem đáp án

Lời giải:

- Xử lí tình huống 1:

+ Không đặt những mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân

+ Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu hợp lí, cân đối giữa việc học và sinh hoạt

+ Tìm cho mình một phương pháp học tập đúng, khoa học (ví dụ: ôn tập kiến thức qua sơ đồ tư duy,…)

+ Thư giãn bằng việc: tập luyện thể dục, nghe nhạc, đọc sách,…

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy/ cô giáo, người thân, bạn bè,…


Câu 9:

Tình huống 2: V tham gia một cuộc thi tiếng hát học đường do nhà trường tổ chức. Đến ngày thi, V cảm thấy rất lo lắng khi chuẩn bị lên sân khấu biểu diễn. V cảm thấy đau bụng và đổ nhiều mồ hôi, đến khi biểu diễn V đã quên lời.

Cách ứng phó:

Xem đáp án

- Xử lí tình huống 2:

+ Bình tĩnh, tự trấn an bản thân bằng những suy nghĩ tích cực (ví dụ: lần sau mình sẽ làm tốt hơn!...)

+ Tự rèn luyện khả năng tự tin đứng trước đáp đông (ví dụ: ở nhà, tập hát trước gương; ở lớp, tích cực xung phong xây dựng bài, tham gia các hoạt động văn nghệ,…)

+ Thư giãn bằng việc: tập luyện thể dục, nghe nhạc, đọc sách,…

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy/ cô giáo, người thân, bạn bè,…


Câu 10:

Em hãy đánh số thứ tự sắp xếp các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập.

Các bước ứng phó tích cực

Thứ tự

a. Cần sắp xếp thời khoá biểu hợp lí, đổi mới phương pháp học tập,...

 

b. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng trong học tập.

 

c. Lựa chọn đổi mới phương pháp học tập cho bản thân.

 

d. Nhanh chóng bắt tay thực hiện giải quyết từng việc một để cải thiện việc học.

 

e. Xem xét kết quả đã đạt được theo mục tiêu đã đề ra.

 

Xem đáp án

Lời giải:

Các bước ứng phó tích cực

Thứ tự

a. Cần sắp xếp thời khoá biểu hợp lí, đổi mới phương pháp học tập,...

2

b. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng trong học tập.

1

c. Lựa chọn đổi mới phương pháp học tập cho bản thân.

3

d. Nhanh chóng bắt tay thực hiện giải quyết từng việc một để cải thiện việc học.

4

e. Xem xét kết quả đã đạt được theo mục tiêu đã đề ra.

5


Câu 11:

Em hãy chuẩn bị nội dung thuyết trình theo bảng sau để chia sẻ với các bạn cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.

Nội dung

Tình huống

Cách ứng phó

1. Trong trường học

 

 

2. Ngoài trường học

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Nội dung

Tình huống

Cách ứng phó

1. Trong trường học

- Bị một nhóm bạn trong lớp tẩy chay.

- Nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn, tháo gỡ khúc mắc, hiểu lầm (nếu có)

- Tâm sự với thầy/ cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự giúp đỡ.

2. Ngoài trường học

- Bị một nhóm người đe doạ sẽ tung ảnh nhạy cảm lên facebook nếu không làm theo yêu cầu.

- Bình tĩnh, tránh hoảng loạn, không làm theo yêu cầu của nhóm người kia.

- Nhanh chóng tâm sự với bố mẹ, thầy cô hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự giúp đỡ.


Câu 12:

Em hãy viết một đoạn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ cách ứng phó tích cực khi gặp tâm lí căng thẳng theo chủ đề sau:

Việc thường xuyên gặp áp lực học hành, thi cử cũng như sự kì vọng quá lớn của cha mẹ là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh dễ gặp phải tâm lí căng thẳng ở Việt Nam hiện nay.

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Bài làm tham khảo

Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn học sinh đang được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì vậy đối với một học sinh như chúng tôi thì nó đang là một áp lực rất lớn. Có ai đã từng nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích và điểm số mà chúng tôi đã đạt được thì hằng đêm chúng tôi đã phải cố gắng, lao lực như thế nào không? Chắc hẳn mọi câu trả lời đều là: “Không”. Bởi vì nếu như họ chịu đặt mình vào vị trí của chúng tôi một lần thì sẽ hiểu được cảm giác mà chúng tôi đang phải gánh chịu đó là “Áp lực về học tập”.

Trình trạng những học sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình. Chúng tôi đã không còn được tự do vui chơi như ngày xưa, không còn được làm những việc mà mình yêu thích nữa mà thay vào đó là học và học mà thôi. Ngoài giờ học trên lớp thì phải học thêm nhiều môn, những đòi hỏi của cha mẹ làm chúng tôi trở nên đau đầu. Hằng ngày cứ diễn ra như vậy, tan học là phải học thêm cho đến tối, vừa về đến nhà cũng đã chín, mười giờ chỉ kịp bỏ cặp xuống rồi vội lao vào bàn học, học tiếp cho bài của ngày mai. Thời gian nghỉ ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng, hôm nào mà có bài kiểm tra hay thi học kì thì lại phải thức đến một, hai giờ sáng để học thuộc bài rồi mới được đi ngủ. Có nhiều bạn cũng vì thức quá khuya đã dẫn đến bị cận thị, đôi mắt giờ đây lại phải đeo thêm một cái kiến thì mới có thể nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh. Cứ như vậy trung bình một ngày chúng tôi chỉ ngủ năm đến sáu tiếng mà thôi, vậy thử hỏi chúng tôi phải chịu đựng ra sao cơ chứ? Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép chúng tôi vào đường cùng khiến cho chúng tôi trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được.

Áp lực mà quan trọng nhất đối với học sinh thì phải nói đến áp lực gia đình, đây luôn là vấn đề từ xưa đến nay của xã hội. Bởi vì cha mẹ nào cũng muốn con mình được học sinh giỏi, phải nằm trong top đầu của lớp để hãnh diện với mọi người xung quanh. Cha mẹ luôn muốn chúng tôi làm theo ý họ, không được chọn trường mình yêu thích, không được thực hiện niềm đam mê, mơ ước của mình. Phần đông cha mẹ định hướng cho con mình học ngành mà theo họ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”, hay “theo nghiệp của gia đình” từ xưa đến nay, nó khiến chúng tôi bị gò bó, khó chịu khi chưa được cha mẹ ủng hộ về nghề nghiệp trong tương lai đúng với sở thích, năng lực của mình mà đã phải đi theo những cái mà cha mẹ vạch sẵn ra. Ép con mình phải được học sinh giỏi để gia đình được hãnh diện và câu nói “con người ta” được bắt đầu từ những bài kiểm tra điểm thấp ở lớp của chúng tôi. Tôi còn nhớ rất rõ năm tôi học lớp 8 tôi chỉ được học sinh khá sau nhiều năm giỏi chỉ vì khống chế hai môn: toán và hóa. Cái ngày họp phụ huynh đến, mẹ tôi trở về và đưa cho cha xem tờ kết quả học lực của tôi và tôi bị lôi ra chửi một trận, lúc đó tôi chỉ biết im lặng và lủi vào phòng đóng chặt cửa và khóc một mình. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của tôi không? Tôi không được loại giỏi như người ta bởi vì sức học của tôi chỉ đến đó thôi không thể nào hơn được nữa, tại sao cha mẹ không chịu nghĩ cho tôi dù chỉ một lần chứ? Tại sao? Tôi ước rằng: “Chỉ mong cha mẹ hiểu cho con một lần, chỉ dù một lần thôi”… Áp lực của gia đình đang đè nặng lên vai bé nhỏ của chúng tôi, đáng ra cái tuổi này chúng tôi có thời gian vui chơi cùng bạn bè nhưng tất cả thời gian lại bị gia đình bắt ép học và học. Người ta nói: “Gia đình là nơi cho ta động lực để sống, làm việc và học tập” nhưng “trái ngược lại” thì gia đình giờ đây chỉ cho chúng tôi áp lực mà thôi.

Áp lực học tập và sự kì vọng quá lớn từ phía gia dinhd sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và tương lai sau này của các bạn học sinh. Mà trước hết, phổ biến nhất là áp lực từ điểm số đã làm chúng tôi bị mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không tốt. Cũng vì hơn thua điểm số và những kì vọng của gia đình đặt ra mà chúng tôi bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần. Hậu quả mà nghiêm trọng nhất mà cha mẹ đều không nghĩ tới “tự tử”. Chỉ vì không thực hiện được niềm hi vọng của cha mẹ mà nhiều bạn đã tìm đến con đường cuối cùng là “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Cũng vừa qua ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra một số trường hợp như vậy chỉ vì thất vọng về bản thân, áp lực xung quanh mà các bạn đã ra đi với cái tuổi đời còn quá trẻ nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho cha mẹ nào đang thúc ép con mình phải học giỏi, đạt nhiều thành tích. Tôi mong cha mẹ hãy một lần hiểu và cho chúng tôi được tự do làm những gì mình thích, được thực hiện ước mơ và những niềm đam mê của mình để không còn xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy nữa.

Áp lực học tập đối với học sinh ngày nay càng phổ biến trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù học tập là vấn đề thiết yếu để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người, là nền tảng của mọi thành công trong tương lai nhưng cũng không vì vậy mà bắt ép chúng tôi phải học quá nhiều dẫn tới trình trạng gây áp lực, áp lực đó có thể giết chết chúng tôi bất cứ lúc nào.


Bắt đầu thi ngay