Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 8: Quản lí tiền có đáp án
-
176 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: chủ động, sử dụng, hợp lí, khả năng, phù hợp, dự phòng
- Quản lí tiền hiệu quả là biết ……………. tiền một cách hợp lí.
- Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta ……….. chi tiêu ........... rèn luyện tiết kiệm, ……… cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
- Để tạo ra thu nhập, chúng ta có thể chọn các hoạt động ……………. với ……….. thời gian của mình; thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo, trang tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài;.....
Lời giải:
- Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
- Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
- Để tạo ra thu nhập, chúng ta có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo, trang tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài;.....
Câu 2:
Em hãy khoanh tròn đáp án nói về ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
a. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chi tiêu hợp lí.
b. Quản lí tiền hiệu quả là biểu hiện của sự keo kiệt.
c. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm.
d. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta dự phòng cho trường hợp khó khăn.
e. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta đầu tư cho tương lai.
Câu 4:
Em hãy đọc các thông tin sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Thông tin |
Đồng ý |
Không đồng ý |
a. Chi tiêu hợp lí là ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn. |
|
|
b. Quản lí tiền hiệu quả là giữ tiền cẩn thận, không để thất lạc, mất mát. |
|
|
c. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện được tiết kiệm của bản thân. |
|
|
d. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được. |
|
|
e. Để tạo ra nguồn thu nhập có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của bản thân. |
|
|
Lời giải:
Thông tin |
Đồng ý |
Không đồng ý |
a. Chi tiêu hợp lí là ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn. |
x |
|
b. Quản lí tiền hiệu quả là giữ tiền cẩn thận, không để thất lạc, mất mát. |
|
x |
c. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện được tiết kiệm của bản thân. |
x |
|
d. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được. |
|
x |
e. Để tạo ra nguồn thu nhập có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của bản thân. |
x |
|
Câu 5:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1: Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, khi biết tin sẽ vào được trường chuyên của tỉnh. T quyết tâm sẽ học tập thật tốt để đạt được học bổng nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Em có nhận xét gì về cách tạo thu nhập của T?
Lời giải:
- Trả lời câu hỏi tình huống 1: Cách tạo thu nhập của T rất đúng đắn, phù hợp. Việc bạn cố gắng học tập để giành được học bổng không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình; mà còn giúp cho T tích lũy thêm nhiều kiến thức, mở rộng khả năng hiểu biết, phát huy năng lực của bản thân và nhận được sự yêu mến của mọi ngườiCâu 6:
Trường hợp 2: Bố mất sớm nên kinh tế gia đình của G rất khó khăn. Ngoài giờ học, G còn đi tìm rau tập tàng và bán cho những người trong xóm để kiếm thêm tiền phụ gia đình
Em đồng tình về cách tạo thu nhập của G không? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi tình huống 2: Em đồng tình với cách tạo thu nhập của G. Vì: cách tạo thu nhập này phù hợp với khả năng, sức khỏe và thời gian của lứa tuổi học sinh.
Câu 7:
Trường hợp 3: K có năng khiếu về bơi lội. Ngoài giờ học trên lớp, K còn tham gia cuộc thi bơi lội dành cho học sinh do huyện M tổ chức và đạt được khá nhiều giải thưởng, K dùng một nửa số tiền thưởng gửi tặng cho các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, số tiền còn lại K dành để đóng học phí vào năm học mới.
Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của K
- Trả lời câu hỏi tình huống 3: K đã biết sử dụng tiền thưởng một cách hợp lí (dùng 50% số tiền thưởng cho các chi tiêu thiết yếu) và bạn K cũng có tấm lòng nhân ái, yêu thương mọi người; biết cảm thông, sẻ chia trước khó khăn của người khác (K dùng 50% số tiền thưởng để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn).
Câu 8:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu
5 QUY LUẬT VÀNG
- Tiền đến với người nào biết để dành
- Tiền sinh sôi nảy nở với ai biết đầu tư nó
- Tiền ở lại với người biết ủy thác nó cho người khôn ngoan
- Tiền bị mất khi đầu tư vào những thứ mà bạn không am hiểu
- Tiền mất đi nhanh chóng theo kế hoạch làm giàu cũng nhanh chóng
Câu hỏi:
- Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc quản lí tiền hiệu quả trong thông tin trên.
Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Những việc làm thể hiện việc quản lí tiền hiệu quả trong thông tin trên:
+ Tiết kiệm tiền
+ Sử dụng tiền để đầu tư sinh lợi nhuận
+ Ủy thác (gửi) tiền cho những người khôn ngoan, đáng tin cậy
+ Không đầu tư vào những lĩnh vực mà bản thân không hiểu biết
+ Cần phải có kế hoạch cụ thể trước khi chi tiêu/ đầu tư
Câu 9:
- Hãy nêu 3 điều em cần rèn luyện để quản lí tiền hiệu quả sau khi đọc thông tin trên.
- Yêu cầu số 2: 3 điều em cần rèn luyện để quản lí tiền hiệu quả:
+ Chi tiêu hợp lí, chỉ mua những thứ mình thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
+ Thường xuyên thực hiện tiết kiệm để dự phòng rủi ro và đầu tư cho tương lai
+ Tìm cách tăng thu nhập của bản thân thông qua những kế hoạch/ việc làm phù hợp.
Câu 10:
Em hãy đọc các tình huống sau và đưa ra cách ứng xử phù hợp để giúp T và Th quản lí tiền hiệu quả.
Tình huống 1: Vào dịp Tết, T và anh trai cùng với gia đình đi chúc Tết người thân và nhận được rất nhiều tiền lì xì. Anh trai nói với T rằng: “Anh sẽ dùng số tiền lì xì có được để mua đôi giày mà anh yêu thích”. Còn T lại nói rằng: “Lần đầu tiên có số tiền lớn như vậy, em không biết làm gì với số tiền trên.
- Cách ứng xử:
Lời giải:
- Xử lí tình huống 1: Với số tiền lì xì, T có thể sử dụng như sau:
+ Dùng 40% số tiền có được cho những nhu cầu thiết yếu (mua sách vở, đồ dùng học tập, mua quà tặng người thân,…)
+ Dùng 25% số tiền mà mình có để phục vụ nhu cầu phát triển bản thân (ví dụ: học thêm một môn năng khiếu, học thêm các kĩ năng,…)
+ Tiết kiệm 20% số tiền có được để dự phòng rủi ro hoặc đầu tư sinh lợi nhuận
+ Dùng 10% số tiền có được cho những nhu cầu giải trí (xem phim, mua quần áo/ phụ kiện yêu thích,…)
+ Dùng 5% số tiền có được cho các hoạt động thiện nguyện.
Câu 11:
Tình huống 2: Th rất khéo tay và ham học hỏi. Ngoài giờ học trên lớp, Th còn lên mạng tự học cách nấu các món chè khác nhau. Do khéo tay nên chè của Th nấu rất ngon và được nhiều người trong xóm mua ủng hộ. Đến cuối năm, khi đập heo đất số tiền để dành được 5 triệu đồng. Th hỏi: “Nhiều tiền thế này thì anh quản lí như thế nào?".
- Cách ứng xử:
- Xử lí tình huống 2: Với số tiền 5 triệu đồng, Th có thể sử dụng như sau:
+ Dùng 2.000.000đ (40%) cho những nhu cầu thiết yếu (mua sách vở, đồ dùng học tập, mua quà tặng người thân,…)
+ Dùng 1.250.000đ (25%) để học tập, phục vụ nhu cầu phát triển bản thân (ví dụ: tham hia một khóa học nấu ăn/ làm bánh,…)
+ Tiết kiệm 1.000.000đ (20%) để dự phòng rủi ro hoặc đầu tư sinh lợi nhuận
+ Dùng 500.000đ (10%) cho những nhu cầu giải trí (xem phim, mua quần áo/ phụ kiện yêu thích,…)
+ Dùng 250.000đ (5%) cho các hoạt động thiện nguyện.
Câu 12:
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của việc quản lí tiền hiệu quả.
- Nếu bạn muốn giàu có thì chẳng những phải học cách làm ra tiền mà còn phải học cách sử dụng đồng tiền” (Franklin)
- Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn. (Dave Ramsey)
Lời giải:
(*) Lựa chọn thông điệp: Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn
(*) Bài tham khảo:
- Câu nói “Bạn phải làm chủ được tiến của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn” muốn khuyên nhủ chúng ta hãy biết cách tiết kiệm, quản lí tiền hiệu quả. Vì: nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, như:
+ Bản thân chúng ta sẽ lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần hoặc không tích lũy được tiền để chi dùng khi xảy ra những trường hợp bất trắc.
+ Khi túng thiếu tiền bạc, bản thân con người sẽ dễ bị sa ngã vào các tệ nạn như: trộm cắp, cướp giật,…
Câu 13:
Em hãy lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả để tiết kiệm một khoản tiền nhằm giúp đỡ các bạn học sinh ở một số vùng sâu, vùng xa (theo khung gợi ý).
Kế hoạch |
|||
Mục tiêu |
Thời gian chi |
Nội dung chi |
Số tiền chi |
|
|
|
|
Lời giải:
(*) Tham khảo
Kế hoạch |
|||
Mục tiêu |
Thời gian chi |
Nội dung chi |
Số tiền chi |
Tiết kiệm 500.000 ngàn đồng để ủng hộ vào quỹ thiện nguyện “Hy vọng” |
- Tháng 9/2022 |
- Mua balo, sách vở, đồ dùng học tập,… |
1.500.000đ |
- Tháng 11/2022 |
- Mua quà tặng sinh nhật mẹ |
200.000đ |
|
- Tháng 1/2023 |
- Mua quà tặng sinh nhật bạn M |
100.000đ |
|
- …… |
- …… |
- …… |
Câu 14:
Lời giải:
(*) Tham khảo
- Kinh nghiệm quản lí chi tiêu:
+ Tiết kiệm các khoản tiền từ: tiền lì xì, tiền được người thân cho, tiền thưởng,…
+ Tìm cách tăng thêm thu nhập thông qua những việc làm phù hợp với khả năng và thời gian của bản thân, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo, trang tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài;.....
+ Chi tiêu hợp lí, chỉ mua những thứ mình thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
+ ….