Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bộ Chân trời sáng tạo
Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
-
119 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy ghép các bức tranh (cột A) tương ứng với các quá trình chuyển hóa năng lượng (cột B).
A |
|
B |
|
a) hóa năng => điện năng => quang năng. |
|
|
b) điện năng => động năng, nhiệt năng và năng lượng âm thanh. |
|
|
c) hóa năng => nhiệt năng, quang năng và năng lượng âm thanh. |
|
|
d) thế năng => động năng => điện năng. |
|
|
e) động năng => thế năng đàn hồi => động năng. |
|
|
|
g) điện năng => năng lượng âm thanh. |
|
|
h) hóa năng => động năng. |
|
|
i) quang năng => điện năng. |
|
|
k) động năng => điện năng. |
1 – b; 2 – e; 3 – i; 4 – a; 5 – d; 6 – k; 7 – c; 8 – h; 9 – g
Câu 2:
Một bạn học sinh thả quả bóng bàn rơi từ vị trí A có độ cao h1 xuống mặt đất thì thấy quả bóng bàn chạm đất rồi nảy lên đến vị trí B có độ cao h2 < h1. Em hãy giải thích vì sao quả bóng bàn không nảy lên tới vị trí A ban đầu.
Quả bóng không nảy lên tới vị trí A ban đầu là do có sự chuyển hóa một phần năng lượng ban đầu từ cơ năng sang nhiệt năng khi ma sát với không khí và khi chạm mặt đất, làm giảm năng lượng cơ năng lúc sau của quả bóng.
Câu 3:
Đánh dấu x vào ô đúng hoặc sai phù hợp với các nội dung sau:
STT |
Nội dung |
Đúng |
Sai |
1 |
Ở các máy cơ và điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng. |
|
|
2 |
Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí. |
|
|
3 |
Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước. |
|
|
4 |
Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả. |
|
|
5 |
Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí. |
|
|
STT |
Nội dung |
Đúng |
Sai |
1 |
Ở các máy cơ và điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng. |
x |
|
2 |
Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí. |
|
x |
3 |
Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước. |
|
x |
4 |
Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả. |
|
x |
5 |
Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí. |
x |
|
2 – sai vì ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng có ích.
3 – sai vì máy bơm nước ngoài biến đổi điện năng thành động năng dòng nước còn bị biến đổi thành nhiệt năng là năng lượng hao phí.
4 – sai vì năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng kém hiệu quả.
Câu 4:
Kể tên các dạng năng lượng hao phí có thể xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường. Những năng lượng hao phí này ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- Các dạng năng lượng hao phí có thể xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường:
+ Nhiệt năng
+ Năng lượng âm
+ Năng lượng ánh sáng
- Các hao phí này gây ảnh hưởng tới môi trường:
+ Nhiệt năng của ô tô tỏa ra môi trường làm môi trường nóng lên.
+ Năng lượng âm của xe làm ô nhiễm tiếng ồn.
+ Năng lượng khi nhiên liệu đốt cháy trong động cơ sinh ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Câu 5:
Nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng các phương tiện giao thông.
Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng các phương tiện giao thông là:
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Đi chung xe.
- Đi xe giữ tốc độ đều.
- Thay thế các dòng xe chạy bằng xăng, dầu sang có dòng xe chạy bằng điện.
Câu 6:
Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?
a) Sử dụng ánh sáng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.
b) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.
c) Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
d) Bật ti vi cả ngày.
e) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.
g) Mở vòi nước trong khi đánh răng.
h) Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,…) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.
i) Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
k) Không đậy nắp nồi khi nấu thức ăn.
l) Dùng ấm siêu tốc thay cho ấm thường để đun nước.
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng là: …………………..
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng là: a), b), c), e), h), i), l).
Câu 7:
Bảng dưới đây cho biết số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của hai loại bóng đèn.
Loại đèn |
Thời gian thắp sáng tối đa |
Điện năng tiêu thụ trong 1 h |
Giá |
Dây tóc |
1 000 h |
0,075 kW.h |
10 000 đồng |
Compact |
5 000 h |
0,020 kW.h |
50 000 đồng |
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy tính số tiền mà trường học tiết kiệm được trong một năm (365 ngày) khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact. Cho biết giá điện là 2 000 đồng/ kW.h và mỗi ngày các đèn hoạt động 8 giờ.
- Số giờ thắp sáng của các bóng đèn trong một năm là:
8 . 365 = 2 920 (h)
- Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1 000 (h).
Vậy để thắp sáng 2 920 (h) cần số bóng đèn dây tóc tối thiểu là:
n1 = 2 920 : 1 000 = 2, 92 (3 bóng).
- Tiền mua bóng đèn là:
3 . 10 000 = 30 000 (đồng)
- Điện năng mà bóng đèn dây tóc tiêu thụ trong một năm là:
2 920 . 0,075 = 219 kW.h
- Tiền điện phải trả khi sử dụng bóng đèn dây tóc cho một vị trí thắp sáng là:
219 . 2 000 = 438 000 (đồng)
=> Tổng cả tiền mua và tiền điện khi dùng bóng đèn dây tóc cho một vị trí thắp sáng trong 1 năm là:
30 000 + 438 000 = 468000 (đồng)
=> Tổng số tiền mua và tiền điện khi dùng 150 bóng đèn dây tóc của trường học là:
T1 = 150 . 468000 = 70 200 000 (đồng)
- Mỗi bóng đèn compact có thời gian thắp sáng tối đa là 5 000 (h).
Vậy để thắp sáng 2 920 (h) cần số bóng đèn compact tối thiểu là:
n2 = 2 920 : 5000 = 0,584 (1 bóng)
- Tiền mua bóng đèn là:
1 . 50 000 = 50 000 (đồng)
- Điện năng mà bóng đèn compact tiêu thụ trong một năm là:
2 920 . 0,020 = 58,4 kW.h
- Tiền điện phải trả khi sử dụng bóng compact cho một vị trí thắp sáng là:
58,4 . 2000 = 116 800 (đồng)
=> Tổng cả tiền mua và tiền điện khi dùng bóng đèn compact cho một vị trí thắp sáng trong 1 năm là:
50 000 + 116 800 = 166 800 (đồng)
=> Tổng số tiền mua và tiền điện khi dùng 150 bóng đèn compact của trường học là:
T2 = 150 . 166 800 = 25 020 000 (đồng)
Vậy số tiền mà trường học tiết kiệm được trong một năm khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact là:
T = T1 – T2 = 70 200 000 - 25 020 000 = 45 180 000 đồng