Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 41. Năng lượng

  • 92 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đánh dấu x vào ô đúng hoặc sai phù hợp với các nội dung sau:

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Một số quá trình biến đổi năng lượng trong tự nhiên không nhất thiết cần đến năng lượng.

 

 

2

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

 

 

3

Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

 

 

4

Gió thổi càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh.

 

 

5

Thả rơi đinh từ độ cao nhất định xuống nền cát. Độ cao thả đinh càng thấp thì đinh cắm vào cát càng sâu.

 

 

Xem đáp án

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Một số quá trình biến đổi năng lượng trong tự nhiên không nhất thiết cần đến năng lượng.

 

X

2

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

X

 

3

Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).

X

 

4

Gió thổi càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh.

X

 

5

Thả rơi đinh từ độ cao nhất định xuống nền cát. Độ cao thả đinh càng thấp thì đinh cắm vào cát càng sâu.

 

X

1 – sai vì quá trình biến đổi năng lượng nào trong tự nhiên cũng cần đến năng lượng,

5 – sai vì thả rơi đinh từ độ cao nhất định xuống nền cát, khi độ cao thả đinh càng thấp thì đinh cắm vào cát càng nông.


Câu 3:

- Nêu ví dụ về nhiên liệu: ………………

- Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2100 sẽ không còn dầu và than trên Trái Đất. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi ra sao khi nguồn nhiên liệu này cạn kiệt?

………………………..

- Nêu ví dụ về năng lượng tái tạo: ………………….

Xem đáp án

- Ví dụ về nhiên liệu: xăng, gas, củi, ….

- Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi: Chúng ta sẽ phải tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng khác để thay thế như sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, …… và mất một thời gian để ổn định lại hoạt động sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của con người.

- Nêu ví dụ về năng lượng tái tạo: năng lượng nước, năng lượng từ sinh khối, năng lượng địa nhiệt.


Câu 4:

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Máy bay số 1 bay ở độ cao 10 km với tốc độ 60 m/s. Máy bay số 2 bay ở độ cao 12,8 km với tốc độ 300 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

Xem đáp án

Theo đề bài ta có:

+ Máy bay số 2 bay ở độ cao lớn hơn máy bay số 1 nên máy bay số 2 có thế năng hấp dẫn lớn hơn máy bay số 1.

+ Máy bay số 2 có tốc độ bay lớn hơn máy bay số 1 nên máy bay số 2 có động năng lớn hơn máy bay số 1.

Suy ra máy bay số 2 có cơ năng lớn hơn cơ năng của máy bay số 1.


Câu 5:

Một học sinh xách balo có trọng lượng 50N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng cao 3 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật có trọng lượng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà bạn học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Học sinh xách balo từ tầng 1 lên tầng 3 có độ cao là:

h = 2 . 3 = 6 m

Vì vật nặng 1 N lên độ cao 1 m cần năng lượng 1 J = 1 N. 1 m

=> 50 N lên độ cao 6 m cần năng lượng 50 . 6 = 300 J

Năng lượng cần sử dụng là 300 J


Bắt đầu thi ngay