Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 2: Các thể của chất - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 2: Các thể của chất - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

  • 64 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhóm nào sau đây chỉ gồm các vật thể nhân tạo?

A. Tàu thủy, dòng sông, ca nô, bè nứa.

B. Bàn ghế, bảng đen, viên phấn, cây cảnh.

C. Quần áo, sách vở, nhà cửa, phương tiện giao thông.

D. Cầu Long Biên, sông Hồng, hang Sơn Đoòng, thủy điện Hòa Bình.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vật thể nhân tạo là các vật thể do con người tạo ra.

Vậy nhóm: Quần áo, sách vở, nhà cửa, phương tiện giao thông chỉ gồm các vật thể nhân tạo.


Câu 2:

Vật nào dưới đây là vật hữu sinh?

A. Vi khuẩn.

B. Cành gỗ mục.

C. Hòn đá.

D. Cái bàn.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.

Vậy vi khuẩn là vật hữu sinh.


Câu 3:

Nhóm nào sau đây chỉ gồm các chất?

A. Khí oxygen, nước, bút chì.

B. Sắt, dây đồng, nhôm.

C. Nước, dầu ăn, chai giấm.

D. Đường, muối, tinh bột.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đường, muối, tinh bột đều chỉ chất.

Loại A do bút chì là vật thể.

Loại B do dây đồng là vật thể.

Loại C do chai giấm là vật thể.


Câu 4:

Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết.

Xem đáp án

- 4 chất ở thể rắn: sắt (iron); vàng (gold); bạc (silver); nhôm (aluminium).

- 4 chất ở thể lỏng: nước, cồn (alcohol), dầu ăn, giấm (acetic acid).

- 4 chất ở thể khí: hydrogen; oxygen; nitrogen; carbon dioxide.


Câu 5:

Hãy giải thích vì sao 1 L nước lỏng khi đun sôi và sau khi chuyển sang thể hơi lại chiếm thể tích khoảng 1 300 mL (ở điều kiện thường).

Xem đáp án

Do ở thể hơi (thể khí), các hạt cấu tạo nên chất chuyển động tự do, khoảng cách giữa các hạt rất xa nhau làm cho thể tích hơi nước tăng lên rất nhiều so với thể lỏng.


Câu 7:

Một mẫu chất có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Mẫu chất đó ở thể nào sau đây?

A. Thể rắn.

B. Thể lỏng.

C. Thể khí.

D. Thể lỏng và thể khí.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm cơ bản của chất ở thể lỏng: các hạt liên kết không chặt chẽ; có thể tích xác định, không có hình dạng xác định; khó bị nén.


Câu 8:

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của chất?

A. Bị phân hủy ở 500oC.

B. Sôi ở 100oC.

C. Đông đặc ở 0oC.

D. Hóa lỏng ở -183oC.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới, ví dụ:

+ Chất bị phân hủy;

+ Chất bị đốt cháy;

Vậy tính chất là tính chất hóa học của chất: Bị phân hủy ở 500oC.


Câu 9:

Quần áo ướt khi phơi nắng sẽ khô dần do đã diễn ra quá trình

A. bay hơi.

B. ngưng tụ.

C. hóa lỏng.

D. đông đặc.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Quần áo ướt khi phơi nắng sẽ khô dần do đã diễn ra quá trình bay hơi nước.


Câu 10:

Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất hóa học của chất? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án)

A. Nước sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC.

B. Xăng cháy trong động cơ xe máy.

C. Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với với oxygen và hơi nước trong không khí.

D. Ở nhiệt độ phòng, nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B và C

Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới, ví dụ:

+ Chất bị phân hủy;

+ Chất bị đốt cháy;

Vậy phát biểu mô tả tính chất hóa học của chất:

+ Xăng cháy trong động cơ xe máy.

+ Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với với oxygen và hơi nước trong không khí.


Câu 12:

Hãy chỉ ra chất, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh trong câu sau?

Hạt thóc, củ khoai, quả dưa bở đều có chứa tinh bột.

Xem đáp án

Chất

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Vật hữu sinh

Vật vô sinh

 

 

hạt thóc, củ khoai, quả dưa bở;

 

hạt thóc, củ khoai,

 quả dưa bở;

 


Câu 13:

Hãy chỉ ra chất, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh trong câu sau?

Khi ăn một quả cam, cơ thể chúng ta sẽ được bổ sung nước, chất xơ, vitamin C đường glucose.

Xem đáp án

Chất

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Vật hữu sinh

Vật vô sinh

 

nước, chất xơ, vitamin C, đường glucose.

 

 

quả cam;

 

 

 

 

quả cam;

 

 


Câu 14:

Hãy chỉ ra chất, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh trong câu sau?

Vỏ bút chì thường được làm từ gỗ, nhựa, giấy và cả thép.

Xem đáp án

Chất

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Vật hữu sinh

Vật vô sinh

 nhựa, thép.

 

 

vỏ bút chì; gỗ; giấy.

 

 vỏ bút chì, gỗ, giấy.

 


Câu 15:

Người ta bơm khí vào săm, lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Có thể thay chất khí bằng chất lỏng hay chất rắn được không? Vì sao?

Xem đáp án

Không thể thay chất khí trong săm, lốp xe bằng chất lỏng hoặc chất rắn vì: Việc cho không khí bên trong săm, lốp xe giúp săm, lốp xe liên tục co giãn để hấp thụ lực nên giúp người ngồi trên xe không có cảm giác xóc khi di chuyển. Ngược lại nếu bánh xe đặc ruột (tức thay chất khí bằng chất rắn) thì khi gặp đường gập ghềnh thì người ngồi trên xe sẽ bị chao đảo khó chịu, thậm chí có thể bị tai nạn khi di chuyển; chất lỏng dễ chảy nên cũng không đem lại hiệu quả khi thay thế chất khí trong săm, lốp xe.


Câu 16:

Em hãy điền thông tin hoàn thành bảng đặc điểm các thể của chất sau đây:

STT

Đặc điểm

Chất rắn

Chất lỏng

Chất khí

1

Khối lượng

………

………

………

2

Hình dạng

………

………

………

3

Thể tích

………

………

………

4

Liên kết giữa các hạt

………

………

………

5

Khả năng bị nén

………

………

………

Xem đáp án

STT

Đặc điểm

Chất rắn

Chất lỏng

Chất khí

1

Khối lượng

Xác định

Xác định

Xác định

2

Hình dạng

Xác định

Không xác định

Không xác định

3

Thể tích

Xác định

Xác định

Không xác định

4

Liên kết giữa các hạt

Chặt chẽ

Không chặt chẽ

Các hạt chuyển động tự do

5

Khả năng bị nén

Rất khó bị nén

Khó bị nén

Dễ bị nén


Câu 17:

Hãy xác định chất, vật thể, tính chất hóa học, tính chất vật lí được nêu trong đoạn mô tả sau:

Không khí là hỗn hợp gồm nhiều chất khí khác nhau như nitrogen, oxygen, carbon dioxide, hơi nước, bụi, vi khuẩn và một số chất khí khác. Hơi nước và oxygen trong không khí dễ làm oxi hóa các đồ dùng bằng sắt và làm cho chúng bị gỉ. Khi lượng khí carbon dioxide và khí sulfur dioxide trong không khí tăng lên sẽ góp phần gây ô nhiễm môi trường và gây ra hiện tượng mưa acid. Hiện tượng này sẽ phá hủy nhiều công trình bằng đá hay bê tông hoặc kim loại.

Xem đáp án

Chất: nitrogen; oxygen; carbon dioxide; hơi nước; sắt; sulfur dioxide; acid; kim loại.

Vật thể: không khí; bụi; vi khuẩn; đồ dùng bằng sắt; công trình bằng đá; bê tông.

Tính chất hóa học: Hơi nước và oxygen trong không khí làm oxi hóa các đồ dùng bằng sắt và làm cho chúng bị gỉ; Mưa acid phá hủy nhiều công trình bằng đá hay bê tông hoặc kim loại.


Câu 21:

Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thủy ngân trong nhiệt kế càng tăng lên.

Xem đáp án

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, kéo theo nhiệt độ của nhiệt kế tăng theo, do đó khoảng cách các hạt của chất thủy ngân tăng lên làm thể tích tăng lên. Chính vì thế, chiều cao của cột thủy ngân trong nhiệt kế cũng tăng theo.


Bắt đầu thi ngay