IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 5: Chất tinh khiết - hỗn hợp. Phương pháp tách các chất - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 5: Chất tinh khiết - hỗn hợp. Phương pháp tách các chất - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 15: Chất tinh khiết - hỗn hợp

  • 90 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Hãy hoàn thành các thông tin trong bảng theo mẫu sau đây:

STT

Đối tượng

Thành phần

Chất tinh khiết hay hỗn hợp

Đồng nhất hay không đồng nhất

Dung dịch hay huyền phù hay nhũ tương

1

Gia vị

……….

……….

……….

……….

2

Vàng 4 số 9

……….

……….

……….

……….

3

Sữa chua

……….

……….

……….

……….

4

Nước cất

……….

……….

……….

……….

5

Nước ngọt

……….

……….

……….

……….

6

Nước bột sắn

……….

……….

……….

……….

7

Cháo

……….

……….

……….

……….

8

Nước mắm

……….

……….

……….

……….

9

Sữa bột pha sẵn

……….

……….

……….

……….

10

Nước sông Hồng

……….

……….

……….

……….

11

Không khí

……….

……….

……….

……….

 

Xem đáp án

STT

Đối tượng

Thành phần

Chất tinh khiết hay hỗn hợp

Đồng nhất hay không đồng nhất

Dung dịch hay huyền phù hay nhũ tương

1

Gia vị

Muối, tiêu, bột ngọt …

Hỗn hợp

Không đồng nhất

 

2

Vàng 4 số 9

Vàng (99,99%); còn lại 0,01% tạp chất

Được coi là chất tinh khiết

 

 

3

Sữa chua

 Sữa, đường, nước, men …

Hỗn hợp

 Không đồng nhất

Nhũ tương

4

Nước cất

Nước  

 Chất tinh khiết

 

 

5

Nước ngọt

 Nước, đường, chất tạo màu

Hỗn hợp

 Đồng nhất

Dung dịch

6

Nước bột sắn

Nước, bột sắn

Hỗn hợp

 Không đồng nhất

Huyền phù

7

Cháo

Nước, tinh bột …

 Hỗn hợp

Không đồng nhất

Huyền phù

8

Nước mắm

Nước, muối, chất đạm …

Hỗn hợp

 Đồng nhất

Dung dịch

9

Sữa bột pha sẵn

Nước, bột sữa …

Hỗn hợp

 Không đồng nhất

Nhũ tương

10

Nước sông Hồng

Nước, hạt phù sa …

Hỗn hợp

 Không đồng nhất

Huyền phù

11

Không khí

Khí oxygen, carbon dioxide, hơi nước …

Hỗn hợp

Không khí sạch là hỗn hợp đồng nhất

 


Câu 5:

Nhóm nào sau đây chỉ chứa các chất tan trong nước, nhóm nào chỉ chứa các chất không tan trong nước?

A. Muối, đường, bột sắn, giấm.

B. Bột mì, khí carbon dioxide, mật ong, cồn.

C. Nước mắm, đường, giấm, khí oxygen.

D. Sữa bột, xăng, bột gạo, khí hydrogen.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C và D

Nhóm: Nước mắm, đường, giấm, khí oxygen tan trong nước (trong đó oxygen tan ít trong nước);

Nhóm: Sữa bột, xăng, bột gạo, khí hydrogen không tan trong nước (chú ý: hỗn hợp sữa bột với nước là nhũ tương).


Câu 6:

Em hãy nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau và giải thích hiện tượng đó.

Cho 1 ít muối ăn vào cốc nước rồi khuấy đều?

Xem đáp án

Cho muối ăn vào cốc nước và khuấy đều thu được dung dịch đồng nhất. Do muối ăn tan trong nước.


Câu 7:

Em hãy nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau và giải thích hiện tượng đó.

Rót 1 ít nước ngọt có gas vào cốc rồi khuấy đều?
Xem đáp án
Rót 1 ít nước ngọt có gas vào cốc rồi khuấy đều thấy có sủi bọt khí. Nguyên nhân là do ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay ra không khí vì vậy có bọt khí xuất hiện.

Bắt đầu thi ngay