Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 5: Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp có đáp án
Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 5: Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp có đáp án
-
57 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Con người đã luyện được đồng thau và sắt vào thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ IV TCN.
B. Đầu thiên niên kỉ II TCN.
C. Thiên niên kỉ I TCN.
D. Thiên niên kỉ III TCN.
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
Xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, cách đây bao nhiêu năm?
A. 3 000 năm.
B. 2 000 năm.
C. 4 000 năm.
D. 1 000 năm.
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
Hoàn thành bảng dưới đây về sự chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thuỷ.
Xã hội nguyên thủy |
Xã hội có giai cấp |
Những người đứng đầu: |
Giai cấp: |
Quan hệ: |
Quan hệ: |
Thành viên: |
Thành viên: |
Xã hội nguyên thủy |
Xã hội có giai cấp |
Những người đứng đầu: Tộc trưởng (đứng đầu thị tộc); Tù trưởng (đứng đầu bộ lạc) |
Giai cấp: giai cấp thống trị (là những người giàu có, nắm giữ quyền lực) |
Quan hệ: công bằng, bình đẳng |
Quan hệ: bất bình đẳng |
Thành viên: cùng chung sức lao động, cùng hưởng thụ thành quả,… |
Thành viên: là những người nghèo khó, không nắm giữ quyền lực, dần trở thành giai cấp bị thống trị |
Câu 4:
Dựa vào tư liệu 5.5 - trang 29 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), hãy trình bày sự chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thuỷ.
+ Sự chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thuỷ.
+ Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, con người đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa.
+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị => xã hội có giai cấp ra đời, xã hội nguyên thủy tan rã
Câu 5:
Nêu một số nét cơ bản trong xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trong quá trình tan rã.
- Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thuỷ Việt Nam có nhiều chuyển biến, gắn với ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cư dân biết đến thuật luyện kim và chế tác công cụ, vũ khí bằng đồng.
- Người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã…
- Người nguyên thủy làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, nung gốm, luyện kim,… Những xóm làng đã dần xuất hiện.
Câu 6:
Thời đại đồ đồng ở Việt Nam trải qua những nền văn hoá khảo cổ nào? Đời sống kinh tế và xã hội của cư dân Việt Nam dưới thời nguyên thuỷ có chuyển biến gì?
* Xác định: Thời đại đồ đồng ở Việt Nam trải qua những nền văn hoá khảo cổ là:
+ Văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun (ở khu vực Bắc Bộ)
+ Văn hóa tiền Sa Huỳnh (ở khu vực Trung Bộ)
+ Văn hóa Đồng Nai (ở khu vực Nam Bộ).
* Những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam cuối thời nguyên thủy:
- Về kinh tế:
+ Cư dân biết đến thuật luyện kim và chế tác công cụ, vũ khí bằng đồng.
+ Địa bàn cư trú được mở rộng (từ vùng trung du xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn).
+ Hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi có sự phát triển
- Về xã hội:
+ Xã hội dần có sự phân hóa giàu – nghèo
+ Mâu thuãn xã hội chưa sâu sắc.