Giải VTH Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Bài 4: Những trải nghiệm trong đời (Truyện đồng thoại) có đáp án
Văn bản 3. Cô gió mất tên (Xuân Quỳnh)
-
851 lượt thi
-
2 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn các chi tiết (ngữ liệu) tiêu biểu cho thấy đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong Cô gió mất tên.
Yếu tố |
Ngữ liệu |
Cảm nhận của em |
Nhân vật |
Truyện có các nhân vật: ………………… …………………………………………… …………………………………………… |
Nhân vật em yêu thích nhất: …………………….. Vì: ………………………. …………………………… |
Ngôi kể |
Ngôi kể: …………………………………. Thể hiện qua: ……………………………. …………………………………………… |
Tác dụng: ………………… ……………………………. |
Yếu tố miêu tả |
Từ ngữ miêu tả:………………………….. …………………………………………… ……………………………………………. |
……………………………. ……………………………. ……………………………. |
Biện pháp nghệ thuật |
Biện pháp: ………………………………... …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… |
Tác dụng: ………………… ……………………………. ……………………………. ……………………………. |
Thông điệp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…
|
Chọn các chi tiết (ngữ liệu) tiêu biểu cho thấy đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện trong Cô gió mất tên.
Trả lời:
Yếu tố |
Ngữ liệu |
Cảm nhận của em |
Nhân vật |
Truyện có các nhân vật: - Chị Gió - Bà cháu bé Đào - Chị Hũ - Các bạn tầm xuân - Các bác lau sậy - Chú ong nhỏ - Các bạn ngô trên bãi - … |
Nhân vật em yêu thích nhất: là chị Gió Vì: Chị Gió tốt bụng, giúp ích được cho rất nhiều người.
|
Ngôi kể |
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Thể hiện qua: Đại từ nhân xưng “tôi”
|
Tác dụng: - Giúp cho câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc hơn. - Làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. |
Yếu tố miêu tả |
Từ ngữ miêu tả:
- lang thang khắp đây đó - đua nhau gọi - vội vã bay đi - … |
Tác dụng: Giúp cho nhân vật hiện lên sinh động, rõ nét và thú vị hơn. |
Biện pháp nghệ thuật |
Biện pháp: Biện pháp nhân hóa |
Tác dụng: – Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối, động vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn. – Phép nhân hóa giúp cho các đồ vật, sự vật… có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người. |
Thông điệp: Trong văn bản “Cô Gió mất tên”, tác giả Xuân Quỳnh đã xây dựng hình ảnh nhân vật cô gió không có tên và đi gieo rắc rất nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về sự cho đi trong cuộc đời. Có ai đó đã từng nói rằng "Cho đi... là còn mãi". |
Câu 2:
Chọn và ghi lại 5 câu văn mà em yêu thích nhất trong truyện Cô gió mất tên. Lí giải vì sao.
………………………………………………………………………………………………………
Trả lời:
5 câu văn mà em yêu thích nhất trong truyện Cô gió mất tên là:
- Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết.
= > Vì câu văn nói lên đặc điểm của cô Gió.
- Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi…
= > Thể hiện cô Gió là một người tốt bụng, luôn biết giúp đỡ mọi người.
- Ai mà chả biết, mỗi lần cô đến là tất cả họ hàng nhà ngô chúng em xôn xao cả lên…
= > Thể hiện cô Gió là một người rất được mọi người yêu quý.
- Lòng hơi buồn vì chẳng ai thấy mình.
= > Bên cạnh một cô Gió luôn vui vẻ, hay giúp đỡ người khác; cũng là một cô gió biết buồn, biết tủi thân.
- “A, tên mình đây rồi”! – Cô Gió thầm nghĩ – “Mình đã tìm thấy tên rồi”
= > Câu văn khẳng định cô Gió đã tìm lại được chính mình.