Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27
-
469 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trả lời:
+ Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.
+ Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.
+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ.
+ Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng.
Câu 2:
Những biến đổi kì diệu của thế giới sau khi trẻ con ra đời qua miêu tả của nhà thơ:
Trả lời:
- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
→ Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.
Câu 3:
Điền vào sơ đồ những món quà tình cảm mà mẹ đã tặng cho trẻ:
MẸ |
|
|
|
|
|
Trả lời:
MẸ |
|
Tình yêu |
Lời ru |
Bế bồng |
Chăm sóc |
Câu 4:
Trả lời:
- Những câu chuyện cổ tích và điều bà muốn gửi gắm qua những câu chuyện đó:
+ Tấm Cám, Thạch Sanh: Ước mơ về lẽ công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ bị quả báo.
+ Cóc kiện trời: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
+ Nàng tiên ốc, ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
→ Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho trẻ thơ những bài học về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành; là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
Câu 5:
Trả lời:
- Những nét riêng trong tình cảm mà bố dành cho trẻ:
+ Nếu mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì tình yêu của bố hiện qua sự truyền dạy những tri thức về thiên nhiên và cuộc sống.
+ Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương; Bà mang đến cho trẻ những bài học về triết lí sống nhân hậu, nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ.
Câu 6:
Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp thể hiện qua nhiều sự vật. Hãy điền vào sơ đồ dưới đây tên các sự vật theo thứ tự xuất hiện trong khổ thơ:
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
Sự vật 3 |
Sự vật 4 |
Sự vật 5 |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
Sự vật 3 |
Sự vật 4 |
Sự vật 5 |
Chữ viết |
Bàn ghê |
Lớp học |
Trường |
Thầy giáo |
Câu 7:
Trả lời:
- Bài thơ có nhan đề: “Chuyện cổ tích về loài người” gợi cho người đọc những liên tưởng về những câu chuyện ưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.
Câu 8:
Hoàn thành bảng sau đây:
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết |
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người |
|
|
Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh:
|
Trả lời:
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết |
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người |
Con người sinh ra từ mẹ thiên nhiên, những vị thần, những sự tích… người lớn sinh ra trước rồi trẻ con mới ra đời từ sự chăm sóc của cha mẹ. |
Không phải người lớn mà là trẻ con được sinh ra trước nhất. Trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, vạn vật được sinh ra là vì trẻ em; những người thân như ông bà, bố mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người. |
Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh: Sự khác biệt đó thể hiện tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em. |
Câu 9:
Trả lời:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Câu 10:
Cho các từ: trụi trần, mênh mông, bế bồng, khao khát, điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Từ láy:
|
Vì: |
Từ ghép:
|
Vì: |
Trả lời:
Từ láy: Trụi trần, mênh mông
|
Vì: Các tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành nhưng không có quan hệ về nghĩa. |
Từ ghép: Bế bồng, khao khát
|
Vì: Các tiếng có mối quan hệ cả về âm thanh và về nghĩa. |
Câu 11:
Chép những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
Xác định các thành phần của biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ em vừa tìm được và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
Sự vật được so sánh (A) |
Từ so sánh |
Sự vật so sánh (B) |
Tác dụng của biện pháp so sánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Chép những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Xác định các thành phần của biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ em vừa tìm được và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
Sự vật được so sánh (A) |
Từ so sánh |
Sự vật so sánh (B) |
Tác dụng của biện pháp so sánh |
Cây |
Bằng |
Gang tay |
Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ |
Lá cỏ |
Bằng |
Sợi tóc |
Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ |
Cái hoa |
Bằng |
Cái cúc |
Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ |
Tiếng hót |
Bằng |
Nước |
Giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim. |
Tiếng hót |
Bằng |
Mây |
Giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim. |
Câu 12:
- Những dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:
Trả lời:
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
- Tác dụng: Với việc điệp lại tiếng “từ”, Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh cho tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ. Trong lời ru của mẹ có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, mùi vị bắt nguồn từ những điều thân quen, gần gũi nhất.
Câu 13:
Điền thông tin vào bảng sau để xác định yếu tốc tự sự trong bài thơ Mây và sóng:
Nhân vật
|
|
Câu chuyện
|
|
Trả lời:
Nhân vật
|
Con và mẹ |
Câu chuyện
|
Cuộc trò chuyện của con với mây và sóng, em bé đã kể với mẹ một câu chuyện tưởng tượng của em, qua đó bộc lộ tình yêu với mẹ. |
Câu 14:
Trả lời:
Những cơn gió luôn tạo ra sự lạnh lẽo, những tiếng sóng luôn tạo ra sự ồn ào, nhưng đâu phải lúc nào cũng vậy. Hôm đó tôi đang đi dạo quanh biển, không gian xung quanh rất đẹp. Rồi một sự tình cờ đã khiến tôi, mây và sóng gặp nhau. Chúng tôi nói chuyện rất hòa đồng dù chưa hề quen biết. Mây nói rằng hãy đến nơi tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời thì sẽ được nhấc bổng lên tầng mây. Và lên đó, chắc chắn tôi sẽ cảm nhận được luồng gió mát cùng với những cảnh đẹp mộng mơ. Còn sóng thì nói rằng nếu xuống chơi với cậu ấy, tôi sẽ được nhìn thấy hoàn hôn, bình minh và có thể khám phá khắp nơi. Nhưng tôi đã từ chối họ, thay vì đi chơi, tôi liền nghĩ ngay đến vị mẫu tử vĩ đại. Không thấy thất vọng, tôi thấy rất tự hào khi mình đã từ chối họ đi chơi.
Câu 15:
Trả lời:
Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì:
+ Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.
+ Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.
Câu 17:
Trả lời:
Mây và sóng cùng đến rủ tôi đi chơi. Mây nói: “Ở thế giới cao xa kia, cậu sẽ được cùng chúng tớ nhảy múa, hát ca với muôn vàn trò chơi hấp dẫn. Nào là bình minh vàng, nào là vầng trăng bạc nhé,…”. Tôi vô cùng háo hức đáp lại: “Mọi thứ đẹp đến thế sao?”. “Tất nhiên rồi!” – Mây đáp. Khi tôi còn đang thắc mắc không biết lên đó bằng cách nào thì mây đã hăm hở chỉ dẫn: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Nhưng thoáng chốc nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà, tôi đã nhất quyết từ chối lời mời gọi của Mây mặc dù có hơi nuối tiếc. Sau đó, Mây không rủ tôi nữa, chỉ lẳng lặng mỉm cười rồi bay đi. Thấy Mây đi rồi, Sóng mon men lại gần, reo rì rầm vẫy gọi chào mời tôi. “Em bé ơi, cậu có muốn cùng chúng tớ ca hát, ngao du khắp muôn nơi, đắm mình trong làn nước mát không?”. Tôi khoái chí hỏi dò cách đi ra ngoài đó, họ tận tình chỉ bảo: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại là sẽ được làn sóng nâng đi”. Thế nhưng nghĩ đến khuân mặt buồn bã và thất vọng của mẹ khi thiếu vắng đi tiếng nói, tiếng cười của tôi; nghĩ đến tình yêu thương, chăm sóc, che chở của mẹ mà tôi đã từ chối Sóng một cách dứt khoát không hề hối tiếc. Thầm cảm ơn mẹ và tôi hứa sẽ luôn ở bên người mãi mãi.
Câu 18:
Hình ảnh “mây” và “sóng” trong bài thơ gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng khác. Điền vào ô trống tên của các đối tượng đó:
Trả lời:
Câu 19:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”:
- Tác dụng:
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc”: Ẩn dụ
- Tác dụng: Những hình ảnh ẩn dụ đã mở ra một không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh sánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống.
Câu 20:
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong 2 dòng thơ:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Trả lời:
- Điệp ngữ “lăn” vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, chạy đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát. Từ đó gợi lên hình ảnh em bé vô tư, hồn nhiên, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ, dịu dàng, âu yếm che chở cho con.
Câu 21:
Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể từ người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Chọn: Ngôi thứ nhất Ngôi thứ ba
Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó:
Trả lời:
- Trong truyện, người kể chuyện là nhân vật người anh trai.
- Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
- Tác dụng: Sử dụng ngôi kể này có thể khai thác được chiều sâu tâm lí bởi nhân vật tham gia vào chính tiến trình của truyện kể.
Câu 22:
Đặc điểm của nhân vật Kiều Phương khiến em thích nhất:
Lí do:
Trả lời:
- Đặc điểm của nhân vật Kiều Phương khiến em thích nhất: Một cô em gái dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu.
- Lí do: Cô bé đã vẽ tặng anh một bức tranh dù anh trai luôn nặng lời, ngó lơ mình.
Câu 23:
Ghi lại các từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” trước khi xem bức tranh chân dung của mình do em gái vẽ:
Cảm xúc |
Thái độ |
Hành động |
|
|
|
Nhận xét của em về nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:
Trả lời:
Cảm xúc |
Thái độ |
Hành động |
- Buồn bã, ganh tị. - Cảm thấy mặc cảm |
- Tỏ ra khó chịu - Khó chịu và hay gắt gỏng |
- Đặt cho em gái cái biệt danh là “Mèo” - Âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con, thường xuyên bắt bẻ em.. |
- Nhận xét của em về nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:
+ Qua lời tự thuật của người anh có thể thấy người anh có phần tự ti về bản thân và đố kị với cô em gái có năng khiếu hội họa.
→ Đây là một trạng thái, cảm xúc tiêu cực mà bất kì ai cũng có thể trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tích cực.
Câu 24:
Những thay đổi của người anh sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:
Lí do của sự thay đổi:
Trả lời:
- Những thay đổi của người anh sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:
Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ.
- Lí do của sự thay đổi:
Bức tranh của Kiều Phương hay chính tấm lòng trong sáng và tình yêu thương sâu sắc của cô bé đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân.
Câu 25:
Điều quan trọng nhất có thể gắn kết được các thành viên trong gia đình:
Trả lời:
Điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình: Tình yêu thương, lòng vị tha và sự thấu hiểu, sẻ chia.
Câu 26:
Điền vào bảng sau những tính từ miêu tả khung cảnh buổi sớm mai trong bài thơ:
Tính từ tả ánh mặt trời |
Tính từ tả biển |
Tính từ tả cát |
|
|
|
Trả lời:
Tính từ tả ánh mặt trời |
Tính từ tả biển |
Tính từ tả cát |
- rực rỡ - hồng |
- xanh - trong - vô tận |
- mịn |
Câu 27:
Trả lời:
Tác dụng của việc sử dụng kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ: Vừa miêu tả cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển, khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng… và hình ảnh cha và con; vừa kể cuộc trò chuyện của hai cha con, ước mơ của hai cha con.
Câu 28:
Trả lời:
+ Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.
+ Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
+ Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm là một hình ảnh đẹp, lãng mạn. Trận mưa đêm gợi liên tưởng đến những âm u, ảm đạm đã qua, nhường chỗ cho một bình minh tươi sáng, rục rỡ, ấm áp, hứa hẹn một tương lai với bao điều tốt đẹp.
Câu 29:
Trả lời:
Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình.
Câu 30:
Gạch chân các từ láy trong đoạn thơ sau:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
Tác dụng của việc dùng những từ láy đó:
Trả lời:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
Tác dụng của việc dùng những từ láy đó:
Miêu tả hình ảnh hai cha con và khung cảnh biển gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cc iwc oiha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa.