Giải VTH Văn 7 CTST Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học) có đáp án
Giải VTH Văn 7 CTST Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học) có đáp án
-
154 lượt thi
-
51 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của các phần trong bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Em bé thông minh – nhân vật kết tinh của trí tuệ dân gian?
- Văn bản viết về phân tích nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh để đưa ra những đánh giá và góc nhìn về nhân vật.
- Nội dung của các phần trong bài viết đưa ra các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, thể hiện rõ quan điểm, ý kiến của người viết, làm sáng tỏ cho nhan đề Em bé thông minh – nhân vật kết tinh của trí tuệ dân gian.
Câu 3:
Để thuyết phục người đọc rằng: Em bé thông minh là “kết tinh của trí tuệ dân gian”, tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể nào? Em có nhận xét gì về sức thuyết phục của bằng chứng đó?
Để thuyết phục người đọc rằng: Em bé thông minh là “kết tinh của trí tuệ dân gian”, tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể thông qua bốn lần thử thách: thử thách thứ nhất về tư duy và sử dụng từ ngữ; thử thách hai và ba về khả năng ứng phó nhanh; thứ thách thứ tư về trả lời câu đố. Cách đưa ra các bằng chứng đã tăng sự thuyết phục cho văn bản.
Câu 4:
Chỉ rõ đặc điểm của văn bản nghị luận văn học được thể hiện trong Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.
- Truyện thể hiện rõ ý kiến của người viết: thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
- Truyện đưa ra lí lẽ, lí giải, phân tích bằng chứng của tác phẩm (4 lần thử thách).
- Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 5:
Em hãy xác định mối quan hệ giữa mục đích với đặc điểm của văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.
- Văn bản được viết ra nhằm mục đích phân tích câu chuyện về nhân vật em bé thông minh, đưa ra những đánh giá và góc nhìn về nhân vật thông qua 4 thử thách đi từ dễ đến khó. Với đặc điểm của văn bản là văn bản nghị luận phân tích tác phẩm văn học, đã làm sáng tỏ và thể hiện rõ ràng mục đích.
Câu 6:
Tìm ví dụ về kiểu truyện nhân vật thông minh mà em biết.
- Trí khôn của ta đây: thể hiện trí khôn của anh nông dân với con hổ. Qua đó, truyện mang lại bài học sâu sắc rằng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, đầy bất ngờ, trí khôn, trí thông minh của mỗi người sẽ được thể hiện một cách khác nhau mà ta không thể đoán trước được.
Câu 7:
Nếu so sánh truyện Em bé thông minh với Trạng Tí phiêu lưu kí, em thích truyện nào hơn? Vì sao? Hãy trình bày vấn đề đó bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu).
Khi nhắc đến truyện về trí khôn dân gian, so với truyện Trạng Tí phiêu lưu kí thì em ấn tượng với truyện Em bé thông minh hơn. Bởi em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Chính những câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên. Thông qua đó, cũng thể hiện được rằng sự xuất chúng, thông minh, đại diện cho trí tuệ dân gian thời đó.
Câu 8:
Qua góc nhìn cá nhân, theo em nhân vật “em bé thông minh” có những phẩm chất tiêu biểu nào có thể học hỏi?
Theo em, nhân vật “em bé thông minh” khi phải trải qua các thử thách có cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, thể hiện phẩm chất thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé mà ta có thể học hỏi.
Câu 9:
Xác định lại nội dung chính của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Nội dung chính của bài ca dao: mượn hình ảnh hoa sen nói về vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, qua đó làm biểu tượng, thể hiện cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
Câu 10:
Xác định các ý kiến lớn của bài văn nghị luận Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.
- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.
- Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc.
Câu 12:
Từ nội dung ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đến văn bản nghị luận Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Chúng ta cần nối tiếp truyền thống của cha ông, những người sống đẹp, có nhân cách như đóa hoa sen. Họ là những tấm gương sáng cho cuộc sống mà chúng ta noi theo. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Đồng thời, cần phải có những suy nghĩ đúng đắn, biết đi theo con đường tốt đẹp mà người xưa đã vạch sẵn đồng thời còn có những nhận thức mới phù hợp với thời đại.
Câu 13:
Hoa sen có phải là “quốc hoa” của Việt Nam hay không? Vì sao?
Hoa sen được coi là “quốc hoa” của Việt Nam” bởi vì sự giản dị, thanh khiết, mang một ý nghĩa sâu sắc. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp dân tộc Việt Nam, kiên cường, dù có sống ở “gần bùn” nhưng vẫn luôn khoe sắc, tỏa mùi hương trong không gian.
Câu 14:
Hãy viết lại một số câu ca dao nói về Bác Hồ và hoa sen mà em biết.
- Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.
- Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.
Câu 15:
Triết lí sống của người Việt Nam được thể hiện như thế nào thông qua hình ảnh hoa sen? Từ hình ảnh này, em có liên hệ gì với phẩm chất của người Việt Nam?
- Sống trong sạch là quy tắc, thể hiện triết lí sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, những nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Bởi vậy, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quý giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy.
Câu 16:
Từ dữ liệu bài tập 7, hãy viết thành một đoạn văn nghị luận (6 – 8 câu) trình bày lại vấn đề đó.
Thông qua hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, người Việt Nam có quyền tự hào về những phẩm chất cao đẹp mà được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc mỗi con người xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Hãy sống như loài sen, giản dị, mộc mạc nhưng vẫn đẹp. Sống gần bùn mà vẫn tỏa hương thơm ngát. Con người của một dân tộc giản dị, đằm thắm, nhưng vẫn luôn giữ vững cho mình những phẩm chất tốt đẹp đó.
Câu 17:
Xác định vấn đề nghị luận trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
Vấn đề nghị luận trong văn bản: sức hấp dẫn về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
Câu 18:
Nêu nội dung chính của văn bản nghị luận Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
Nội dung chính: Văn bản khẳng định truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.
Câu 19:
Xác định mối quan hệ của hình ảnh “chiếc lá” và “cuộc đời” thông qua văn bản nghị luận trên.
Thông qua văn bản, ta thấy được hình ảnh “chiếc lá” không chỉ là một thứ bình dị mà nó còn là là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống và cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần.
Câu 20:
Quan niệm “chiếc lá là một tác phẩm nghệ thuật” được dẫn chứng cụ thể qua các chi tiết nào?
- Chiếc lá có màu sắc hình dáng như nó vốn có – đến nỗi, hai cô họa sĩ cũng tin nó là có thật.
- Nó được kết tinh cao độ từ tình yêu thương con người và niềm say mê sáng tạo đến quên mình của cụ họa sĩ Bơ-mơn.
Câu 21:
Từ sự đảo ngược số phận của hai nhân vật Giôn-xi (tuyệt vọng, không muốn sống lại được sống tiếp) và Bơ-mơn (khỏe mạnh, khao khát sáng tác nhưng lại chết), em có cảm nhận gì về sự nghịch lí mà tác giả đã xây dựng trong câu chuyện? Qua đó, em rút ra được bài học gì về cuộc sống? Hãy trình bày lại bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu).
Sự đảo ngược số phận của hai nhân vật Giôn-xi và cụ Bơ-mơn trong câu chuyện đã tạo nên thành công lớn về xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả. Giôn - xi là người tuyệt vọng nhưng lại chiến thắng cái chết dần dần trở về với sự sống nhờ chiếc lá. Còn Cụ Bơ-mơn thì đầy dũng cảm, đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc âm thầm khi tuổi cao, sức yếu, và ông đã để lại cho đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật đó tạo ra từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người. Qua đó, em rút ra bài học về về tình người, những con người nhân hậu, yêu nghề và chúng ta cần lạc quan trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
Câu 22:
“Chiếc lá cuối cùng” có phải là sự tái sinh, là liều thuốc tinh thần giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật hay không? Ý nghĩa của truyện Chiếc lá cuối cùng là gì?
- “Chiếc lá cuối cùng” là sự tái sinh, là liều thuốc tinh thần giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật bới nó tiếp thêm niềm hy vọng về sự sống cho cô.
- Ý nghĩa của truyện: Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
Câu 23:
Qua chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật chân chính? Hãy trình bày ý kiến bằng một đoạn văn nghị luận (10 – 12 câu).
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật chân chính của một họa sĩ. Cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người. Như vậy, hình tượng chiếc lá cuối cùng không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật đơn thuần mà còn giàu giá trị nhân văn cao cả, chính hình tượng chiếc lá cuối cùng đã cho chúng ta nhận ra được một điều rằng sức mạnh của nghệ thuật chân chính xuất phát từ chính tình yêu thương giữa con người, sức mạnh ấy còn đặc biệt hơn khi đó là tình thương giữa những con người nghèo khổ khốn cùng.
Câu 24:
Chọn 1 văn bản nghị luận văn học mà em biết và xác định các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học đó.
- Văn bản nghị luận văn học: Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đặc điểm của văn bản:
+ Tác giả đưa ra nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
+ Trình bày các lí lẽ, bằng chứng nhằm chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Câu 25:
Viết lại kết cấu chung của bài văn nghị luận.
- Kiểu đẳng lập.
- Kiểu tổng – phân – hợp.
- Kiểu tăng tiến.
- Kiểu đối chiếu.
Câu 26:
Mục đích của việc viết bài văn nghị luận văn học là gì?
Mục đích của viết bài văn nghị luận văn học là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề văn học.
Câu 27:
Các lí lẽ, bằng chứng được đưa vào văn bản nhằm mục đích gì?
Các lí lẽ, bằng chứng được đưa vào văn bản nhằm mục đích thuyết phục người đọc, nhằm thể hiện được nội dung của văn bản.
Câu 28:
Kết hợp kiến thức đã học và văn bản Chiếc lá cuối cùng để hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
a. Kể tên các nhân vật xuất hiện trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
a. Các nhân vật xuất hiện trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng: cụ Bơ-mơn, hai nữ họa sĩ là Xiu và Giôn-xi.
Câu 29:
b. Xây dựng thành 2 – 3 đề bài nghị luận văn học liên quan đến nhân vật.
Ví dụ: Giôn-xi, nhân vật đại diện cho những người tuyệt vọng nằm bên bờ vực của cái chết nhưng may mắn, cuộc đời cho cô thêm một lần sống tiếp. Em có cảm nhận gì về ranh giới sự sống và cái chết thông qua nhân vật này?
b. - Nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của tác giả O.Hen-ri.
- Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật Bơ-mơn trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
Câu 30:
Nêu lại khái niệm từ Hán Việt. Cho ví dụ cụ thể.
- Khái niệm: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La-tinh.
- Ví dụ: băng hà, bằng hữu, thiên thư, thiên niên kỉ, phi công,...
Câu 31:
Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
a. Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải “thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”.
(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
a. dân gian: đông đảo những người dân thường trong xã hội.
sứ giả: người được vua phái đi giao thiệp với nước ngoài.
thần phục: chịu phục tùng và tự nhận làm bề tôi của vua.
Câu 32:
b. Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh của quốc gia.
(Theo Trần Thị An – Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)
b. vận mệnh: cuộc sống nói chung, về mặt điều hay, dở, được mất đang đón chờ.
quốc gia: nước, nước nhà.
Câu 33:
c. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
(Theo Hoàng Tiến Tựu – Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)
c. cao thượng: có phẩm chất, đạo đức cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
ô trọc: nhơ bẩn.
thanh cao: trong sạch, cao thượng.
Câu 34:
Tìm từ ghép có yếu tố Hán Việt và điền vào bảng sau:
STT |
Yếu tố Hán Việt |
Từ ghép Hán Việt |
1 |
Ban (cho, cấp cho người dưới) |
Ban bố, … |
2 |
Diễn (hành động, tương tác) |
Diễn xướng , … |
3 |
Giáo (dạy) |
Giáo dục, … |
4 |
Kì (thời gian) |
Thời kì, … |
5 |
Sinh (sống) |
Sinh trưởng, … |
6 |
Thi (thơ) |
Thi vị, … |
7 |
Thi (thi đấu, đọ sức) |
Thi cử, … |
8 |
Thuật (kể) |
Tường thuật, … |
9 |
Thuật (phương pháp) |
Thuật toán, … |
STT |
Yếu tố Hán Việt |
Từ ghép Hán Việt |
1 |
Ban (cho, cấp cho người dưới) |
Ban bố, ban hành, ban tặng,… |
2 |
Diễn (hành động, tương tác) |
Diễn xướng, diễn viên, diễn thuyết,.. |
3 |
Giáo (dạy) |
Giáo dục, giáo dưỡng, giáo huấn, giáo trình, giáo viên,... |
4 |
Kì (thời gian) |
Thời kì, kì thi, kì học,… |
5 |
Sinh (sống) |
Sinh trưởng, sinh động, sinh kế, sinh học, sinh linh, sinh mạng, sinh tồn,… |
6 |
Thi (thơ) |
Thi vị, thi pháp,... |
7 |
Thi (thi đấu, đọ sức) |
Thi cử, thi tú,.. |
8 |
Thuật (kể) |
Tường thuật, trần thuật,... |
9 |
Thuật (phương pháp) |
Thuật toán, thuật ngữ, kĩ thuật,... |
Câu 35:
Tự chọn 5 từ mang yếu tố Hán Việt trong bảng trên và mở rộng vốn từ tiếng Việt cho từ đó.
Ví dụ:
Kì: thời kì, kì thi,…
Thuật: thuật toán, thuật ngữ, kĩ thuật,…
- dũng: dũng cảm, dũng khí, dũng mãnh, dũng sĩ, dũng tướng,...
- hữu: hữu hạn, hữu hiệu, hữu hình, hữu ích, sở hữu,...
- khán: khán đài, khán giả, khán phòng,...
- chân: chân thành, chân lí, chân ái, chân chính,...
- tuyệt: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt thực, tuyệt tình,...
Câu 36:
Giải nghĩa các từ Hán Việt sau:
- Hồng nhan:............................................................................................................
- Minh nguyệt:.........................................................................................................
- Điền viên:.............................................................................................................
- Hải Vân quan:............................................................................................................
- Cố đô:................................................................................................................
- Phong lưu:...............................................................................................................
- Hồng nhan: Gương mặt có đôi má hồng; dùng để chỉ người con gái đẹp.
- Minh nguyệt: trăng sáng.
- Điền viên: ruộng và vườn,thường dùng để tả cuộc sống thảnh thơi ở chốn thôn quê.
- Hải Vân quan: đèo Hải Vân.
- Cố đô: kinh đô cũ.
- Phong lưu: có dáng vẻ, cử chỉ, tác phong lịch sự, trang nhã.
Câu 37:
Giải nghĩa các từ Hán Việt bên dưới:
- Long bào:..............................................................................................................
- Long sàng:.............................................................................................................
- Long cung:............................................................................................................
- Long vương:- Long bào: áo bào có thêu hình con rồng của vua.
- Long sàng: sập đá, là một trong những đồ tế khí quan trọng trong không gian thờ tự của người Việt xưa nay.
- Long cung: cung ở dưới nước của long vương.
- Long vương: vua ở dưới nước, theo tưởng tượng của người xưa.
Câu 38:
Phân biệt nghĩa của các từ Hán Việt sau:
- Quê quán, nguyên quán:............................................................................................................
- Hồng quân, hồng quần:............................................................................................................
- Mộc bản, độc bản:..............................................................................................................
- Quê quán, nguyên quán:
+ Quê quán: nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.
+ Nguyên quán: nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà.
- Hồng quân, hồng quần:
+ Hồng quân: trời, tạo hóa.
+ Hồng quần: chỉ người con gái đẹp trong thời phong kiến.
- Mộc bản, độc bản:
+ Mộc bản: bản bằng gỗ có khắc chữ để in.
+ Độc bản: tác phẩm hội họa chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai.
Câu 39:
Tìm và viết lại các từ Hán Việt mà em yêu thích, nêu lí do.
Các từ Hán Việt liên quan đến học tập: đồng phục, giáo viên, thuyết minh,.... Em yêu thích vì những từ đó gần gũi với lứa tuổi học sinh chúng em, giúp em dễ dàng học và ghi nhớ.
Câu 40:
Theo em, các yêu cầu cơ bản của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học bao gồm những gì?
- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.
- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến.
- Đưa bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài và kết bài.
Câu 44:
Dựa vào bài tập 4 và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bài văn nghị luận (khoảng 1000 chữ) phân tích đặc điểm nhân vật văn học mà em yêu thích.
Tình thương yêu trong cuộc sống được biểu hiện trên rất nhiều ngôn ngữ và hành động. Có khi là cái nắm tay ấm áp, có khi là sự chia sẻ đồng cảm với nỗi đau mất mát với những người bất hạnh hơn mình. Có khi là sự giúp đỡ về vật chất hay những món quà đầy ý nghĩa trao tặng nhau vào những lúc khốn cùng của cuộc sống.
Tình thương yêu ấy bước vào văn học trở nên đẹp đẽ và lớn lao, nó khơi gợi và nâng đỡ tâm hồn con người đến với chân thiện mỹ trong đời sống. Cụ Bơ-mơn trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà Văn O-hen-ri là một nhân vật như thế, một con người với tâm hồn nhân ái bao la đã cứu sống một cô họa sĩ trẻ đang đứng trước những giây phút cuối cùng đấu tranh với sự sống của chính mình.
Cụ Bơ- mơn vốn cũng có hoàn cảnh như bao người họa sĩ khác sống ở một ngôi nhà trong khu phố nhỏ, cùng hai chị em Xiu và Giôn-xi, đời sống khó khăn, bình lặng qua ngày với những công việc tủn mủn. Có khi ông phải tự làm mẫu vẽ để kiếm sống qua ngày.
Song, dù khốn khổ nghèo khó, vẫn không làm mất đi khát vọng của ông, ông ước mơ một ngày nào đó có thể vẽ nên kiệt tác của cuộc đời mình nhưng chưa thể hoàn thành ước nguyện ấy. Trong tinh thần của người họa sĩ già ấy luôn chứa chan nghĩa lực sống phi thường, cứng cỏi và vững lòng, sự yếu mềm của người khác luôn khiến cụ không hài lòng, bởi thế mà cụ Bơ-mơn luôn " chế nhạo sự cay độc và yếu mềm của bất cứ ai".
Cụ Bơ-mơn cũng là một người có trái tim giàu lòng thương yêu, cụ quan tâm đến đời sống của những người xung quanh mình, đặc biệt là hai họa sĩ trẻ Xiu và Giôn xi, cụ như một vị dũng sĩ phi thường với trách nhiệm bảo vệ cho hai cô gái nhỏ như người cha bảo vệ những đứa con của mình vậy.
Khi nghe Xiu kể vẻ hoàn cảnh của Giôn-xi cùng ý nghĩ đầy bi quan của cô gái, cụ đau lòng khôn xiết, ánh mắt đỏ ngầu, nỗi xúc động khôn nguôi cùng dòng nước mắt chảy ròng trên khuôn mặt nhăn nheo đã cho thấy một tấm lòng đồng cảm thiết tha của cụ. Lời thổn thức dịu dàng, nghẹn ngào : "Chà tội nghiệp cô bé Giôn xi' nghe sao mà thiết tha đến thế, đó là sự thương cảm từ tận đáy lòng cụ.
Khi được Xiu dẫn lên phòng bệnh của Giôn-xi, cụ thốt lên rằng: "Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn-xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này". Bây giờ đây, đó không phải là khát vọng ước mơ cho riêng mình nữa mà nó là ước mơ cho con người, gắn liền với tình thương và ước muốn cao cả mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người xung quanh.
Điều mong muốn cùng tấm lòng cao cả ấy đã thôi thúc cụ vẽ nên một bức tranh tuyệt tác trong đêm mưa bão giá rét, tuyết rơi đầy trời. Hơn ai hết cụ hiểu được sức khỏe của mình, thấy được sự hiểm nguy của tính mạng nhưng cụ đã chấp nhận hy sinh để mang lại niềm hy vọng cho cô gái trẻ, gián tiếp trao cho Giôn-xi sức mạnh tinh thần cứu lấy sự sống chính mình.
Chiếc lá của cụ Bơ- mơn vẽ thật đẹp, đẹp không chỉ bởi giống ý với chiếc lá bình thường khiến hai cô gái trẻ không nghi ngờ mà nó còn đẹp bởi nhân cách, bởi tấm lòng của người nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Chiếc lá ấy là chiếc lá của niềm tin, hy vọng, chiếc lá ấy như một mầm sống thức tỉnh khát vọng sống và ước mơ của Giôn -xi.
Sau cùng cái chết của cụ Bơ-mơn là niềm tiếc nuối xót xa cho một nhân cách đẹp phải dừng bước sự sống trước cuộc đời, cô gái trẻ Giôn-xi dần phục hồi tiếp tục sống và viết tiếp những ước mơ tốt đẹp của bao người họa sĩ chân chính như cụ. Đọc những trang văn của O-hen -ri, nghĩ về cảnh một cụ già trong đêm lạnh lẽo cô đơn đã dồn hết sức lực của mình vẽ nên một chiếc lá tuyệt mỹ.
Tác phẩm của cụ tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, cụ Bơ-mơn chính là một biểu tượng tuyệt vời cho lòng nhân ái cao cả, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính: "nghệ thuật vị nhân sinh". Tác phẩm chiếc lá cuối cùng là một bài ca ngọt ngào và dịu dàng về thương, lòng bác ái bao la.
Câu 45:
Xem lại, tự đánh giá và rút kinh nghiệm sau bài viết.
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Đánh giá chung |
Mở đoạn, viết hoa lùi đầu dòng. |
|
|
|
Dùng ngôi thứ nhất để phân tích. |
|
|
|
|
Lỗi chính tả cần khắc phục. |
|
|
|
|
Có mở rộng so sánh, đối chiếu và bằng chứng xác đáng. |
|
|
|
|
Bố cục 3 phần |
|
|
|
|
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật cần phân tích. |
|
|
|
Nêu được khái quát đặc điểm nhân vật và ý kiến, nhận định cần phân tích. |
|
|
|
|
Thân bài |
Nêu được ít nhất hai đặc điểm của nhân vật. |
|
|
|
Nêu được lí lẽ và giải thích rõ ràng, phân tích thuyết phục. |
|
|
|
|
Trình tự phân tích, sắp xếp hợp lí. |
|
|
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm nhân vật. |
|
|
|
Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học cho bản thân và mọi người |
|
|
|
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Đánh giá chung |
Mở đoạn, viết hoa lùi đầu dòng. |
X |
|
|
Dùng ngôi thứ nhất để phân tích. |
X |
|
|
|
Lỗi chính tả cần khắc phục. |
|
|
|
|
Có mở rộng so sánh, đối chiếu và bằng chứng xác đáng. |
X |
|
|
|
Bố cục 3 phần |
X |
|
|
|
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật cần phân tích. |
X |
|
|
Nêu được khái quát đặc điểm nhân vật và ý kiến, nhận định cần phân tích. |
X |
|
|
|
Thân bài |
Nêu được ít nhất hai đặc điểm của nhân vật. |
X |
|
|
Nêu được lí lẽ và giải thích rõ ràng, phân tích thuyết phục. |
X |
|
|
|
Trình tự phân tích, sắp xếp hợp lí. |
X |
|
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm nhân vật. |
X |
|
|
Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học cho bản thân và mọi người |
X |
|
|
Câu 46:
Theo em, thế nào là vấn đề gây tranh cãi? Cho một vài ví dụ.
- Vấn đề gây tranh cãi là vấn đề mà có nhiều ý kiến trái chiều, đối lập, mỗi ý kiến có những điểm hợp lí và chưa hợp lí gây ra tranh cãi.
- Ví dụ: Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?; Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lại của con cái?
Câu 47:
Khi nhìn nhận về các vấn đề gây tranh cãi, em có quan điểm như thế nào? Vì sao em lại có quan điểm như vậy?
Khi nhìn nhận về các vấn đề gây tranh cãi, em có quan điểm sẽ là người lắng nghe cả các ý kiến trái chiều nhau và xem xét vấn đề. Em có quan điểm vậy vì sở dĩ đối với một vấn đề, có rất nhiều cách hiểu và nhìn nhận khác nhau. Ta nên tổng hợp lại các ý kiến đó rồi xét xem đã có sự hợp lí hay chưa.
Câu 48:
Chọn một chủ đề thảo luận tại phần Gợi ý trang 73 (sách giáo khoa) và thực hành xây dựng bài nói cho chủ đề đó.
a. Xây dựng nội dung yêu cầu
Vấn đề thảo luận |
|
Mục đích thảo luận |
|
Đối tượng người nghe |
|
Cách xưng hô |
|
Thời gian, không gian thảo luận |
|
Kế hoạch trình bày |
|
Kế hoạch tương tác |
|
a. Xây dựng nội dung yêu cầu
Vấn đề thảo luận |
Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường? |
Mục đích thảo luận |
Đưa ra ý kiến thống nhất cho vấn đề thảo luận. |
Đối tượng người nghe |
Các bạn cùng lớp, giáo viên. |
Cách xưng hô |
Tôi - bạn. |
Thời gian, không gian thảo luận |
- Thời gian: 20 phút. - Không gian: lớp học. |
Kế hoạch trình bày |
- Mỗi nhóm nhỏ gồm 6 thành viên, chia thành 2 nhóm nhỏ gồm 2 hoặc 3 người, những ai cùng quan điểm về cùng một nhóm nhỏ. - Nhóm trưởng chịu trách nghiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. - Thư kí ghi chếp ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. |
Kế hoạch tương tác |
Các nhóm sẽ lần lượt trình bày ý kiến của nhóm mình, nhóm trình bày xong sẽ đến nhóm khác phản biện. Đây là lúc các thành viên tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người khác. |
Câu 51:
Thực hành nghe và đánh giá thông qua phiếu bên dưới:
HS tiến hành nghe và đánh giá bạn nói rồi điền vào phiếu đánh giá.