Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)

Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)

Lịch Sử 12 Chương 4 (có đáp án): Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) (Mức độ thông hiểu)

  • 1063 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ý nào sau đây không phải là mục tiêu cơ bản trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án D

Ba mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Ngăn chặn và tiền tới xáo bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Đáp án D là mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” được Mĩ thực hiện bắt đầu từ năm 1991.


Câu 2:

Yếu tố nào dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

Xem đáp án

Đáp án A

Vụ khủng bố xảy ra ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại và đối nội của Mĩ khi bước vào thời kì mới.

=> Yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là chủ nghĩa khủng bố.


Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?

Xem đáp án

Đáp án C

Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới hai bao gồm:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Đáp án C là một trong những nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản.


Câu 4:

Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Kinh tế:

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.


Câu 5:

Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Bởi Liên Xô và Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, ví dụ với Việt Nam, hai nước này có viện trợ và giúp đỡ rất nhiều. Hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô là một trong những biện pháp của Mĩ để hạn chế sự phát triển và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.


Câu 6:

Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án C

Mĩ là quốc gia đầu tư cho sự phát triển của giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Chính vì lẽ đó mà Mĩ là nước đi đầu trong cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 2, đi đầu trong các lĩnh vực chế tại công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới chinh phục vũ trụ. Trong giai đoạn 1991 – 2000, Mĩ chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh của thế giới.

=> Một trong những biện pháp cơ bản Mĩ đã thực hiện đêt có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là: đầu tư lớn cho giáo dục.


Câu 7:

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án D

- Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, hạ giá thành sản phẩm.

- Điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, nền kinh tế phát triển cân đối, tận dụng được nguồn lực của đất nước.

- Cải tiến kĩ thuật sẽ làm cho năng suất lao động được nâng cao, hạn chế sản xuất bằng tay chân.

=> Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là dựa vào những thành tựu khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.


Câu 8:

Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong thập kỉ 90, chính quyền B. Clinton theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Đó là:

- Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

- Tăng cường khôi phục tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.

- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.


Câu 9:

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án A

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

=> Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.


Câu 10:

Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong giai đoạn 1950 -1973, Nhật Bản và Tây Âu đều trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.


Câu 11:

Đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản ở Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh do

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức chiến tranh.


Câu 12:

Ý nghĩa bao quát, tích cực nhất của khối EU là gì ?

Xem đáp án

Đáp án A

EU ra đời với mục đích là hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. Cụ thế:

-  6 nước đều có chung một nền văn, có một nền kinh tế không cách biệt và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

- Từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ; các nước này cần phải liên kết cùng nhau trong các cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

=> Xuất phát từ mục tiêu trên có thê nói ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là tạo ra một công đồng kinh tế và 1 thi trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.


Câu 13:

Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong “Kế hoạch Macsan”, đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

=> Nhân tố khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan.


Câu 14:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

Xem đáp án

Đáp án B

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. NATO có sự tham gia của nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan,..

=> Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự là tham gia khối quân sự NATO.


Câu 15:

Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì

Xem đáp án

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưa vào kế hoạch Macsan, Mĩ muốn khống chế các nước Tây Âu vào một mặt trận chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

Vì thế, trong giai đoạn đầu, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ. Đến giai đoạn sau, một số nước bắt đầu tách ra thậm chế trở thành đối trọng đối với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế, tiêu biểu là Pháp và Đức

Việc các nước Tây Âu liên kết với nhau cũng là để nâng cao vị thế của khu vực, cùng giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, đặc biệt là thống nhất cả về chính trị, an ninh nhằm tạo ra tiềm lực mạnh mẽ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.


Câu 16:

Nhân tố nào không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là

Xem đáp án

Đáp án C

Các nước Tây Âu là những nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khoản bồi thường chiến phí hầu như rất ít và không đáng kể để các nước này thực hiện khôi phục kinh tế.

Xét những nguyên nhân đưa đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Tây Âu bao gồm:

- Sự nỗ lực của nhân dân lao động.

- Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

- Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…


Câu 17:

Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi

Xem đáp án

Đáp án B

Kế hoạch Macsan là kế hoạch Mĩ giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất là để lôi kéo các nước này vào phe chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kháC. Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn đầu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, tham gia khối quân sự NATO. Kinh tế các nước Tây Âu là kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Trong khi các nước Đông Âu lại theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, cùng phía với Liên Xô, kinh tế của các nước Đông Âu là nên kinh tế Xã hội chủ nghĩa.

=> Như vậy, với kế hoạch Macsan đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.


Câu 18:

Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào?

Xem đáp án

Đáp án D

-Từ năm 1945 đến năm 1950, kinh té Nhật Bản găp nhiều khó khăn, thiếu thốn, dựa vào sự viên trợ của Mĩ và nỗ lực của bản thân. Từ năm 1950 đến năm 1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến tranh. 

- Từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%, từ năm 1970 đến năm 1973 tuy có giảm nhưng vẫn bình quân 7,8% cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.

- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Đức, Ý, Canađa vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ).


Câu 19:

Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

-  Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

Đáp án C: Chính sách của tổng thống Ru dơ ven đến thời kì không còn phát huy tác dụng nữa.


Câu 20:

Thành tựu nào của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?

Xem đáp án

Đáp án D

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Italia công lại. Thành tựu này chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.


Câu 21:

Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

- Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại.

- Đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

- Mỹ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo trái đất, đưa người lên Mặt trăng vào năm 1969.

“Bản đồ gen người” là thành quả nghiên cứu sau 10 năm của các nhà nghiên cứu đến từ các nước: Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc được công bố vào tháng 6-2000.


Câu 22:

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào trình trạng khủn hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982. Từ năm 1983, kinh tế Mĩ mới bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.

Đó cùng là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 70 cúa thế kỉ XX.


Câu 23:

Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trướC.

=> Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới.


Câu 24:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D

- Những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mĩ trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Không bị chiến tranh tàn phá.

+ Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

+ Thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, các nước Tây Âu bị thiệt hại nặng nề, phải dựa vào nguồn viện trợ của mĩ (qua kế hoạch Mác-san) để khôi phục kinh tế.


Câu 25:

Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

Xem đáp án

Đáp án D

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.


Câu 26:

Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là

Xem đáp án

Đáp án B

Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

=> Tình hình nổi bật của các nước Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.


Câu 27:

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Các nước Tây Âu còn tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây như: Pháp tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miền Điện, Mã Lai; Hà Lan quay trở lại xâm lược Inđônêxia;

=> Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vẫn đề độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa là tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.


Câu 28:

Mục đích của Mĩ trong "Kế hoạch Mác - san" là

Xem đáp án

Đáp án D

Nhiều nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có tham gia Khối quân sự NATO. Mĩ thông qua viện trợ 17 tỉ USD cho các nước này với mục đích là giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, nhưng thực chất là một trong những biện pháp để Mĩ khống chế các nước tư bản đồng minh (1 trong ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu).


Câu 29:

Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong giai đoạn 1950 – 1973, Pháp phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức, chủ ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đặc biệt, năm 1966, Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và yêu cầu rút tất cả các căn cứ quân sự và quân đội Mĩ ra khỏi nước Pháp. Chính phủ Pháp cũng phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.

=> Trong những năm 1950 – 1973, Pháp đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ.


Câu 30:

Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu cơ bản ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực Ianta tan rã.


Câu 31:

Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh?

Xem đáp án

Đáp án D

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là: tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài đề phát triển như: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để bán vũ khí và làm giàu.


Câu 32:

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ

Xem đáp án

Đáp án C

Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất thế giới.


Câu 33:

Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II là

Xem đáp án

Đáp án A

Khoa học – kĩ thuật Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ủng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó cũng là định hướng phát triển của khoa học – kỹ thuật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 34:

Trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển “thần kì”, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân nội tại?

Xem đáp án

Đáp án C

Các đáp án: A, D là nguyên nhân khách quan.

Đáp án B thông tin chưa chính xác: Chi phí quốc phòng của Nhật Bản không vượt quá 1% GDP.


Câu 35:

Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án B

Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.


Câu 36:

Vì sao nước Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ hai có điều kiện hòa bình để phát triển lại là nước có nền kinh tế phát triển nên có cơ cở vật chất tương đối tốt để nghiên cứu và sáng tạo.


Câu 37:

Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, chính sách đối ngoại của Mĩ với Liên Xô chuyển sang đối thoại, hòa hoãn vì lí do chủ yếu nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự đối đầu Xô – Mĩ đã làm suy giảm vị trí kinh tế - chính trị của Mĩ trong khi Tây Âu và Nhật Bản lại có điều kiên vươn lên. Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.

=> Tháng 12-1989, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.


Câu 38:

Về quân sự, biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu hiện các nước Tây Ây liên minh chặt chẽ với Mĩ là nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan,…đã gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu.


Câu 39:

Ý nào dưới đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

Biện pháp xây dựng đất nước của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là tiến hành các cải cách, không gây chiến tranh làm tổn hại đến đất nước. Nhật Bản thực hiện các cải cách dân chủ, nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển, SCAP ban hành Hiến pháp mới, loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.


Câu 40:

Từ năm 1945 đến năm 1950, nền kinh tế của Tây Đức được phục hồi và phát triển về mọi mặt do?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa hình thành.


Câu 41:

Các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dựa vào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nước Tây Âu đã áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.


Câu 42:

Chính sách đối ngoại chủ yếu cảu các nước Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973 là

Xem đáp án

Đáp án A

Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đa dạng hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.


Câu 43:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

Xem đáp án

Đáp án A

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do nhận viện trợ từ Mĩ nên các nước Tây Âu phải chịu lệ thuộc vào Mĩ về nhiều mặt. Hơn nữa, bước vào công cuôc xây dựng đất nước có nhiều khó khăn các nước Tây Âu thấy cần phải liên kết lại với nhau để khắc phục những khó khăn để cùng phát triển.

=> Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự liên kết giữa các nước Tây Âu là do các nước này muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.


Câu 44:

Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án C

Đến cuối thập ki 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.


Câu 45:

Nhận định nào đúng về tình hình các nước châu Âu từ năm 1973 đến năm 1991?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ngoài kinh tế phải trải qua các đợt suy thoái, khủng hoảng, lạm phát, các nước Tây Âu còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình “nhất thể hóa” trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu


Câu 46:

Cơ quan nào sau đây không thuộc tổ chức Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Đáp án B

Những cơ quan của EU bao gồm: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.


Câu 47:

Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Đồng tiền chung châu Âu được sử dụng thống nhất trong EU làm cho quá trình trao đổi, buôn bán giữa các các nước được dễ dàng hơn. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bỏ qua rào cản về tiền tệ.


Câu 48:

Nguyên nhân khách quan nào sau đây tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phát triển của kinh té Nhật Bản là nguồn viện trợ của Mĩ, bán vũ khí cho các bên tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Chiến tranh việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu…


Câu 49:

Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Để phát triển khoa học – kĩ thuật, Nhật Bản đã mua bằng sáng chế phát minh. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng sáng chế của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.


Câu 50:

Từ đầu những năm 90, Nhật có ý định gì để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế.


Bắt đầu thi ngay