Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1: Thương người như thể thương thân

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1: Thương người như thể thương thân

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1: Thương người như thể thương thân

  • 70 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

Xem đáp án

Đó là những chi tiết:

+ Bé nhỏ gầy yếu quá.

+ Người bự những phấn như mới lột.

+ Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng


Câu 2:

Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

Xem đáp án

Trước đây gặp lúc đói kém, mẹ của Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện, rồi mẹ Nhà Trò chết để lại Nhà Trò thui thủi một mình. Bản thân lại ốm yếu làm không đủ ăn, không trả được nợ nên bị bọn Nhện đánh. Hôm nay chúng lại còn giăng tơ chặn đường đe bắt, dọa sẽ vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.


Câu 3:

Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

Xem đáp án

Đó là: " Em đừng sợ,. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu" rồi " dẫn Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện đang mai phục". Hành động đó, lời nói đó thể hiện lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn thấy chuyện " bất bình chẳng tha"


Câu 4:

Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích?

Xem đáp án

Bài văn có rất nhiều hình ảnh nhân hóa, nhưng em thích nhất là hình ảnh Dế Mèn " xòe cả hai càng ra bảo Nhà Trò"

Nội dung: Ca ngợi hành động đẹp đẽ và lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, một con người " ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha", sẵn sàng bao bọc, che chở cho kẻ yếu, xóa bỏ mọi áp bức bất công trong xã hội.


Câu 5:

 Nghe viết " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu " (từ " Một hôm … " đến "vẫn khỏe")

Xem đáp án

Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau


Câu 6:

Điền vào chỗ trống đoạn văn, câu văn, câu thơ đã cho

a) l hay n như sau:

b) an hay ang

Xem đáp án

a) l hay n như sau:

"không ... lẫn chị ...nở nang ... béo lẫn ... chắc nịch. Đôi lông mày ... lòa xòa ... làm cho..."

b) an hay ang

- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

- Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời


Câu 7:

Giải các câu đố

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n

Muốn tìm Nam, Bắc , Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hay ang?

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

Xem đáp án

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n

Muốn tìm Nam, Bắc , Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào

(là cái la bàn)

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hay ang?

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

(là hoa ban)


Câu 8:

Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Xem đáp án

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Tiếng

Âm Đầu

Vần

Thanh

Nhiễu

Điều

Phủ

Người

Trong

Một

Nước

Nh

D

Ph

Ng

Tr

M

N

iêu

iêu

U

Ươi

Ong

ột

ươc

Ngã

Huyền

Hỏi

Huyền

Ngang

Nặng

Sắc

Lấy

Giá

Gương

Phải

Thương

Nhau

Cùng

L

Gi

G

Ph

Th

Nh

C

Ây

A

Ương

Ai

Ương

Au

ung

Sắc

Sắc

Ngang

Hỏi

Ngang

Ngang

Huyền


Câu 10:

Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi (SGK TV4 tập 1 trang 8). Kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo kể)

Xem đáp án

1. Đoạn 1 (bức tranh 1)

Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"

2. Đoạn 2 (bức tranh 2)

Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.

3. Đoạn 3 (bức tranh 3)

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn

4. Đoạn 4 (bức tranh 4)

Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.

Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.


Câu 11:

 Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì ?

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cảnh màn khép lỏng cà ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Xem đáp án

Những câu thơ trên cho thấy mẹ của tác giả thường ngày hay ăn trầu, đọc Truyện Kiều, siêng năng với công việc ruộng vườn. Nay bị ốm, không ăn trầu được, để lá trầu bị khô giữa cơi trầu, không đọc được Truyện Kiều. Sách phải gấp lại để trên đầu giường. Còn ruộng vườn thì không thể chăm nom được


Câu 12:

Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ thể hiện qua những câu thơ nào ?

Xem đáp án

Đó là những câu:

Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm.

Người cho trứng, người cho cam.

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.


Câu 13:

Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

Xem đáp án

Đó là những chi tiết :

+ Cảm nhận được nỗi vất vả khó nhọc mà cuộc đời người mẹ đã trải qua:

- Nắng mưa từ những ngày xưa

- Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

- Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

 

+ Tình cảm thương yêu của người con: mong cho mẹ chóng lành bệnh "Con mong mẹ khỏe dần dần"

+ Làm tất cả những gì để mẹ vui

- Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca

+ Cảm nhận về vai trò ý nghĩa to lớn của người mẹ đối với cuộc đời mình

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Nội dung: Bạn nhỏ đã bộc lộ tình cảm yêu thương sâu sắc và lòng hiếu thảo của mình khi mẹ của bạn bị ốm. Đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm nhận của người con về người mẹ kính yêu của mình


Câu 14:

Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó

Xem đáp án

Tan học, tôi vội vã về nhà phụ giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa như lời mẹ dặn lúc sáng. Vừa mới ra khỏi cổng trường được một đoạn, tôi gặp một người phụ nữ trạc tuổi mẹ tôi, tay xách nách mang lại còn ẵm trên tay một em bé chưa đầy tuổi đang bước đi chậm chạp khó nhọc giữa cái nắng hè như đổ lửa. Thỉnh thoảng người phụ nữ ấy phải đặt hành lí lỉnh kỉnh xuống đường, thay đổi vị trí bồng bế em bé từ tay này sang tay kia, trông có vẻ mệt mỏi, khó nhọc lắm. Thấy thế, tôi bước nhanh đến bên cạnh lễ phép hỏi:

- Cô đi đâu ạ? Để cháu giúp cô một tay nhé!

- Cô chào cháu! Nếu được cháu giúp thì thật quý hóa. Cô đi về cái xóm có cây đa cổ thụ trước mặt đấy. Cháu giúp cô một quãng thì còn gì bằng!

Tội vội nó ngay:

- Cháu cũng đi về xóm ấy đấy. Cô đưa hành lí cho cháu.

Thế rồi, cô ấy đưa hành lí cho tôi. Qua chuyện trò tôi mới biết, cô là dâu của xóm tôi, công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được tin mẹ chồng ốm nặng, chú ấy công tác ở dầu khí Vũng Tàu chưa kịp về nên một mình cô bế em bé theo chuyến xe tốc hành về thăm bà. Hai cô cháu vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ, chả mấy chốc đã đến nhà cô. Tôi trao lại hành lí cho cô, rồi chạy một mạch về nhà chuẩn bị bữa cơm trưa. Vừa chạy, tôi vừa nghe tiếng cô nói vọng đằng sau:

- Cảm ơn cháu nhé! Chiều qua nhà cô chơi.


Câu 15:

Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

Xem đáp án

Câu chuyện có hai nhân vật:

a) Nhân vật tôi.

b) Nhân vật người phụ nữ.

Ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện kể trên, ta thấy hành động giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em của nhân vật "tôi" trong truyện thật đẹp. Thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người. Bạn nhỏ trong truyện đã nêu một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo


Câu 16:

Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong hai câu dưới đây

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Xem đáp án

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Khôn

Ngoan

Đối

Đáp

Người

Ngoài

Kh

Ng

Đ

Đ

Ng

Ng

Ôn

Oan

Ôi

Ap

Ươi

Oai

Ngang

Ngang

Sắc

Sắc

Huyền

Huyền

Cùng

Một

Mẹ

Chớ

Hòai

G

C

M

M

Ch

H

A

Ung

Ôt

E

Ơ

Oai

Huyền

Huyền

Nặng

Nặng

Sắc

Huyền

 

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

Đá

Đ

A

Sắc

Nhau

Nh

Au

Ngang


Câu 17:

Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên

Xem đáp án

Đó là những tiếng: ngoài – hoài (có vần "oai" giống nhau)


Câu 18:

Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau

So sánh các cặp tiến ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn:

Xem đáp án

Đó là những cặp:

- Cặp tiếng bắt vần với nhau:

+ Choắt – thoắt

+ Xinh – nghênh

- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn

+ Choắt – thoắt ( giống nhau vần "oắt")

- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn

+ Xinh – nghênh ( vần "inh" và vần "ênh")


Câu 19:

Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

Xem đáp án

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn


Câu 20:

Giải câu đối chữ

Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn

Để nguyên mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường

(Là chữ gì)

Xem đáp án

Đó là chữ "bút", bớt " b" thì thành "út" ( nhỏ nhất nhà), bỏ b và t (đầu đuôi) thì thành "ú" (béo tròn). Chữ bút thỏa mãn những yêu cầu câu đố đưa ra


Câu 21:

Nhân vật trong câu chuyện " Ba anh em" (SGK TV4 tập 1, trang 13) là những ai? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà có nhận xét như vậy

Xem đáp án

a) Nhân vật trong câu chuyện Ba anh em gồm có:

- Ni-ki-ta

- Gô-sa

- Chi-ôm-ca

- Người bà của ba bạn nhỏ

b) Nhận xết của bà về tính cách của từng đứa cháu là rất đúng. Em hoàn toàn đồng ý với lời nhận xét đó. Vì bà đã căn cứ vào suy nghĩ và hành động của từng người cháu sau bữa ăn mà nhận xét

- Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng ăn xong là chạy tót đi chơi, không quan tâm đến ai

- Gô-sa thì láu lỉnh lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất ( lười quét dọn bàn, lãng phí, không nghĩ đến những con chim, những mẩu bánh vụn có thể gom lại cho chim ăn)

- Chi-ôm-ca: Biết giúp bà dọn dẹp bữa ăn, biết nghĩ đến mấy con chim, gom mẩu bánh vụn dành cho chim, biết tiết kiệm


Câu 22:

Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc

Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:

a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác

b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác

Xem đáp án

Kể chuyện theo hướng ý a:

Chủ nhật tuần trước, tôi với Thành rủ nhau ra sân trường chơi cầu lông chuẩn bị hội thi thể thao sắp tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ngày nghỉ nên các em nhỏ cũng tụ tập về đây chơi khá đông. Chúng tôi chọn một khoảng trống giữa sân trường để luyện tập. Hai chúng tối vốn là hai tay vợt tốt nhất lớp và là niềm hi vọng của cô chủ nhiệm và tập thể lớp 4A. Chúng tôi chơi không có lưới, nên đánh rất thoải mái. Lúc đầu chúng tôi đánh chậm, dần dần tăng tốc. Quả cầu xé gió vút qua bay lại ngày một nhanh hơn. Lúc thì bay bổng lên không trung thành một đường vòng cung, lúc thì xẹt ngang chớp sáng như một mảnh sao băng. Bất thần tôi nhảy lên đón đường cầu tà tà của Thành, đập thật mạnh. Quả cầu chếch sáng trái nơi mấy em nhỏ đang chơi. Thành lao người sang đón cầu thì vô tình chạm phải một em bé chừng năm sáu tuổi làm cậu bé ngã kềnh ra đất. Thành cũng chổng vó lên trời. Cậu bé khóc thét lên dữ dội, Thành hốt hoảng lồm cồm lên bò dạy, đỡ cậu bé, miệng rối rít hỏi:

- Em có sao không? Đau lắm không ? Anh sai rồi! Anh xin lỗi cưng. Để anh bế cưng dậy nhé!

Thảnh đỡ cậu bé dậy, dẫn đến chỗ ghế đá dưới gốc liễu, phủi cát bụi và lau nước mắt mũi cho bé. Cậu bé nín khóc, gương mặt trở lại hồng hào. Tội vội chạy đi mua ba bịch nước mía về đưa cho bé một bịch, tôi và Thành một bịch. Cả ba ngồi uống nước nói chuyện vui vẻ.

 

Kể chuyện theo hướng ý b:

Hôm ấy là thứ bày, nhóm bạn chúng tôi gồm bốn đứa: Nam, Hải, Hùng và tôi kéo nhau ra công viên chơi đá cầu. Ngày nghỉ, nên trẻ em ra đây chơi khá đông. Chỗ thì chơi trò đuổi bắt nhau, chỗ thì chơi cướp cờ, bịt mắt bắt dê,... Còn nhóm trẻ em mẫu giáo thì chạy lăng quăng xem các anh chị vui đùa.

Nhóm chúng tôi chia làm hai phe đá cầu. Tôi với Hùng một phe. Nam với Hải một phe. Trận cầu diễn ra thật sôi nổi bởi hai phe ngang tài cân sức. Hiệp một bên tôi thắng. Hiệp hai bên Nam thắng. Đến hiệp ba phân chia thắng bại hai bên dồn hết tâm sức thi đấu. Chiếc cầu như chiếc bông so đũa lúc thì vật vờ trên không, lúc thì là là bay lượn như cánh bướm. Bất ngờ, Hùng xoay người đá móc quả cầu thành một đường vòng cung đẹp qua vai Hải. Nam nhào đến vớt cầu không ngời cậu ta va phải một bé trai đang chơi gần đó, làm bé trai ngã chỏng kềnh xuống bãi. Bị ngã bất ngờ, cậu bé khóc thét lên. Hai tay ôm đầu lặn lội. Ấy vậy mà Nam vẫn còn đứng nhìn lại còn quát tháo cậu bé:

- Chỗ này là chỗ mày chơi hả? Làm hỏng mất trận cầu của chúng tao. Tao chưa đánh mày là may rồi đấy. Đứng lên ra chỗ khác chơi, còn nằm lì ra khóc hả?

Nam càng nói, đứa bé càng khóc to. Thấy vậy chúng tôi đều chạy lại, đỡ cậu bé dạy. Tôi nói để vỗ về an ủi cậu bé.

- Em đau chỗ nào để anh xoa cho? Có đau lắm không em? Hồi trước anh cũng bị người ta làm ngã như này. Nhưng chỉ một lát là hết đau thôi. Nào anh đỡ em dạy, đi lại chỗ mát kia.

Tôi dìu em bé vào chỗ bóng cây râm mát phủi cát bụi và lau sạch nước mắt nước mũi cho bé. Một lát sau cậu bé nín. Hùng đưa cậu bé một que kem và nói:

- Em ăn kem cho mát rồi tiếp tục chơi với các bạn. Anh Nam vô tình thôi em không cố ý đâu, em đừng buồn nhé!


Bắt đầu thi ngay