IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14: Tiếng sáo diều

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14: Tiếng sáo diều

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14: Tiếng sáo diều

  • 44 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cu Chắt có những đồ chơi gì ? Chúng khác nhau như thế nào ?

Xem đáp án

Cu Chắt có những đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong mái lầu son và một chú bé bằng đất.

Chàng kị sĩ, nàng cóng chúa là món quà cu Chắt nhận được nhân Tết Trung thu. Đó là hai thứ đồ chơi được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Còn chú bé Chắt là đồ chơi cu Chắt nặn ra từ đất sét. Đó là một hòn đất mộc mạc có hình người.


Câu 2:

Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?

Xem đáp án

Mới chơi với hai người bột một tí, đất từ người cu Đất đã gây bẩn hết quần áo của họ. Nghe chàng kị sĩ phàn nàn, cu Chắt bèn bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thủy tinh.

Chú bé Đất nhớ quê, tìm ra cánh đồng, gặp mưa, chú ngấm nước.


Câu 3:

Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?

Xem đáp án

Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung là vì chú muốn được xông pha, làm được nhiều việc có ích.


Câu 4:

Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì ?

Xem đáp án

Chi tiết: "nung trong lửa" tượng trưng cho việc được tôi luyện trong gian nan thử thách, con người mới cứng cỏi, mạnh mẽ và trở nên hữu ích được. Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh để làm được nhiều việc có ích nên đã dám nung mình trong lửa đỏ.


Câu 5:

Điền vào ô trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hay x ?

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh....bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong.... xúm....lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu....lá cây, cái mũ có ngôi....khẩu....đen bóng và cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : ".... nhỉ ?". Cứ như là nó để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

Theo HẢI HỒ

b) Tiếng chứa vần ât hay âc ?

Trời vẫn còn.... phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét.... dính vào đế dép, chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt.... lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến.... nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua....tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó,....từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, bổng tôi qua các.... thềm.

Theo TRỌNG CAO

Xem đáp án

a. xinh xinh - trong xóm - xúm xít - màu xanh - ngôi sao - khẩu súng - sờ - xinh nhỉ? - sợ.

b. lất phất - đất - nhấc - bật lên - rất nhiều - bậc tam cấp - lật - nhấc bổng - bậc thềm.


Câu 6:

Thi tìm các tính từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc X.

M : sung sướng, xấu

b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ất.

M : lấc láo, chân thật 

Xem đáp án

a. Tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x: sâu, siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng ý, sành sỏi, sát sao... xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê.

Tính từ chứa tiếng có vần âc / ât: chán thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất phân, khật khưỡng, lất phất, ngất ngưởng, thất vọng, phẫu thuật, phất phơ... lấc cấc, xấc xược, lắc láo, xấc láo...


Câu 8:

Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Xem đáp án

- Ai học giỏi nhất lớp?

- Cái gì khiến bạn chú ý?

- Để làm vui lòng cha mẹ em phải làm gì?


Câu 9:

Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây.

a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?

c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?

Xem đáp án

Từ nghi vấn

a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không? Có phải - không

b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? Phải không

c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?


Câu 10:

Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

Xem đáp án

Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3

• Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?

• Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?

• Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?


Câu 11:

Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?

a) Bạn có thích chơi diều không ?

b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?

c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?

d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?

e) Thử xem ai khéo tay hơn nào ?

Xem đáp án

rong năm câu đã cho:

- 2 câu là hai câu hỏi:

a. Bạn có thích chơi diều không?

d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

- 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:

b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.

c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.

e. Thử xem ai khéo tay hơn nào. 


Câu 12:

Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo), em hãy tìm lời thuyết minh cho các tranh dưới đây:

Xem đáp án

Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.

Trời trở rét, búp bê chỉ có độc nhất một chiếc quần lót. Bộ váy của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu không rõ. Một đêm, lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:

- Sao em khóc?

- Em không có áo quần. Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được.

- Cô ấy tệ thật - Chị Lật Đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.

Búp bê nức nở:

- Em không muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.


Câu 13:

Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê.

Xem đáp án

Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật Đặt tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.

Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: "Ai lấy búp bê của con rồi?" Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!


Câu 14:

Kể phần kết của câu chuyện với tình huống: cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.

Xem đáp án

 

Đêm hôm trước, thoát được ra ngoài búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đông lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau, có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:

- Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.

Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo:

- Búp bê sao không có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.

Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí hoáy cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi có ôm cả búp bé đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:

- Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời.

Hồ Phương.


Câu 15:

Kể lại tai nạn của hai người bột.

Xem đáp án

Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sống trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào công. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào công. Hai người bột này cùng chạy trốn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.


Câu 16:

Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?

Xem đáp án

Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.


Câu 17:

Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?

Xem đáp án

Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có nghĩa là cần phải chịu rèn luyện, thử thách khó khăn thì mới cứng rắn, chịu được nắng mưa mới trở thành người hữu ích được


Câu 18:

Đặt thêm tên khác cho truyện.

Xem đáp án

Đặt thêm tên khác cho truyện: Có thể đặt thêm cho truyện tên

- Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.

- Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.


Câu 21:

Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

Xem đáp án

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

— Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?, về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: "Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: "Đánh đàn cũng hay đấy chứ?" Thấy vậy bạn em bĩu mói: "Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: "Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?"


Câu 22:

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

(trang 140 sgk Tiếng Việt 4)

Xem đáp án

Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.

b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?

Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống) Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.

Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi... theo dõi từng bước anh đi...) Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.

c. Phần mở bài giống phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giống phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.

d. Trình tự của phần thân bài tả cái cối

Cái vành → cái áo → hai cái tai → lỗ tai: hàm ràng cối → dăm → đầu cần → cái chốt → dây thừng buộc cần.

- Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.

Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng. 


Câu 23:

Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?

Xem đáp án

Theo em, khi tả một đồ vật ta nên tả bao quát trước sau đó mới đi vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đối với đồ vật đó.


Bắt đầu thi ngay