Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5: Măng mọc thẳng

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5: Măng mọc thẳng

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5: Măng mọc thẳng

  • 58 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Xem đáp án

Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu


Câu 2:

Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

 
Xem đáp án

Nhà vua đã làm theo cách: cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt


Câu 3:

Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Xem đáp án

Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được" mặc dầu cậu đã dốc công chăm sóc


Câu 4:

Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Xem đáp án

Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạng

 

Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội


Câu 5:

Nghe - viết: Những hạt thóc giống (từ " Lúc ấy" đến "ông vua hiền minh" )

Xem đáp án

Bạn đọc, em viết, em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa lại cho đúng


Câu 6:

Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn đã chó ( SGK TV4, tập 1 trang 47-48)

Xem đáp án

Đọc từng đoạn văn, đến chỗ bị bỏ trống suy nghĩ xem nội dung câu đó diễn đạt ý gì, dùng từ nào thì kết hợp được với các từ đứng trước, đứng sau từ tìm được thích hợp ( từ tìm được phải bắt đầu bằng "l hoặc n", vần "en hoặc eng") thì em điền vào chỗ trống. Lần lượt em điền như sau:

a) "...tìm lời giải ...Hưng nộp bài ...lần này ...làm em...lâu nay...lòng thanh thản ...làm bài"

b) "...người chen chân ...len qua ...leng keng ...áo len...màu đen...khen em ngoan"


Câu 7:

Giải thích những câu đố sau ( SGK TV4, tập 1 trang 48)

Xem đáp án

a) Dựa vào những yếu tố đã cho, kết hợp với quan sát thường ngày khi ngồi cạnh bờ ao, em sẽ thấy con vật có tên bắt đầu bằng "n"

- Đó chính là con "nòng nọc"

b) Em dựa vào hai yêu tố để tìm : con chim gì khi nó xuất hiện thì mùa xuân đến. Ten con chim ấy có vần en

- Đó chính là con chim én


Câu 8:

Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực

Xem đáp án

Nắm được ý nghĩa của trung thực với gợi ý của các từ cùng nghĩa, trái nghĩa đã cho, em sẽ tìm ra được các từ thuộc hai nhóm trên

a) Từ cùng nghĩa : ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thật lòng, thật bụng, thật tâm, ...

b) Từ trái nghĩa : gian dối, giả dối, dối trá, gian xảo, lừa đảo, lừa bịp, gian lận ,...


Câu 9:

Đặt câu với một từ cùng nghĩa và một câu với một từ trái nghĩa vừa tìm được với trung trực

Xem đáp án

Em có thể đặt câu như sau :

a) Cậu cầm lấy món quà này đi, thật tâm của mình đấy

b) Những kẻ giả dối rồi đây cũng sẽ bị lột mặt.


Câu 11:

 Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào đã cho (SGK TV4 tập 1 trang 49) để nói về trung thực hoặc lòng tự trọng

Xem đáp án

Nói về tính trung thực có : a,c,d

- Thẳng như ruột ngựa

- Thuốc đắng giã tật

- Cây ngay không sợ chết đứng

Nói về lòng tự trọng b,e

- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Đói cho sạch rách cho thơm


Câu 12:

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe được đọc về tính trung thực

Xem đáp án

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông ( tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham trị chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông :

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông ?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay :

 

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo


Câu 13:

Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?

Xem đáp án

Thấy Gà Trống đang vắt vẻo trên cành một món mồi tuyệt hảo đối với Cáo – Cáo bèn đon đả mời Gà Trống xuống tung ra một thông tin "muôn loài mạnh yếu từ nay được kết thân với nhau" để lừa Gà Trống xuống đất mà dễ bề vồ lấy ăn thịt


Câu 14:

Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

Xem đáp án

Vì Gà rất hiếu bản chất của Cáo: tinh ranh và xảo quyệt. Nên Gà không dễ dàng mắc lừa giong lưỡi của kẻ"ngoài miệng thì thơn thớt nói cười mà bụng da bồ dao găm"


Câu 15:

Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?

Xem đáp án

Gà tung tin như vậy là vì: Cáo vốn rất sợ chó săn. Nếu thông tin Cáo đem đến là sự thật thì Cáo không có gì để sợ chó cả. Nếu thông tin ấy là giả dối thì khi nghe tin có cặp chó săn đến nhất định Cáo phải chuồn. Như vậy Gà sẽ phát hiện được bộ mặt xảo quyết của Cáo. Kẻ gian dối sẽ bị lộ mặt


Câu 16:

Theo em tác giá viết bài thơ này nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích khuyên người đừng vội tin những lời ngọt nào của những kẻ vốn xảo quyệt, tinh ranh

Nội dung: Bài thơ khuyên người ta chớ vội tin vào những lời nói ngọt ngào của những kẻ bản chất gian ngoan, xảo quyệt như Cáo.


Câu 17:

Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em

Xem đáp án

Nha Trang, ngày ... tháng ...năm

Hoàng Hải thân mến!

Từ ngày theo gia đình chuyển về Nha Trang đến nay, mình không hề nhận được tin tức gì của Hải cả, mình nhớ Hải và các bạn lắm. Sáng nay, ngồi xem ti vi thấy đài thông báo khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi bị lụt và bão lớn. Mình nóng ruột lắm, vội viết thư cho bạn.

Điều đầu tiên mình muốn biết sự thực là quê Hải và cũng là quê hương của mình trước đây, bão lụt đã tàn phá đến mức nào? Nghe nói sập hai ngôi trường và gần một trăm nóc nhà bị lũ cuốn trôi cùng với gia cầm gia súc của người dân. Quê mình vốn đã nghèo rồi lại bị thiên tai tàn phá. Khổ lại càng thêm khổ. Mình thương các bạn nhiều lắm.

Hải ơi! Ngôi trường của mình có bị làm sao không? Có ai bị gì không ? Ngồi ở Nha Trang mà bụng mình nóng như lửa đốt. Chẳng rõ bạn bè có đứa nào bị gì không ? Thầy cô trong trường ra sao? Đến giờ trường đã ổn định trường lớp chưa? Bao nhiêu câu hỏi cứ tới tập hiện lên trong đầu mình. Cái xứ của mình sao mà khổ đến thế. Mới hôm qua đây, mình vừa nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài "Thương về miền Trung" mình lại càng xúc động mạnh. Không biết đến bao giờ " ông trời không đọa đầy dân miền Trung" của mình nữa?

Hải ạ, nhớ hồi âm cho mình sớm nhé. Mình rất mong đấy. Kể thật tỉ mỉ vào đừng giấu giếm điều gì đó nghe! Cuối thư, mình gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả bạn bè trong lớp. Hè này mình sẽ về thăm các bạn. Mong thư Hải nhiều

Bạn thân

Trương Quý Ngọc


Câu 19:

Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được

Xem đáp án

- Điểm nổi bật nhất của bạn Định là ngay thẳng, thật thà.

- Mỗi học sinh cần phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức.

- Thầy giáo chủ nhiệm lớp em có rất nhiều kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ.

- Bác Hồ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. 


Câu 20:

 Dưới đây là hai đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên trong đó một đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn chỉ có phần mở đầu và kế thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu (SGK TV4, tập 1 trang 54)

Xem đáp án

Vừa đi cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật lạ tay nải ai để quên. Cô bèn liền bước tới, cầm lên xem:

- Ô, một túi tiền! Của ai đánh rơi nhỉ. Biết đâu, người đánh rơi túi tiền này đang đi mua thuốc chữa bệnh cho người thân như mình bây giờ? Thế thì khổ thân họ quá!

Đang suy nghĩ miên man về túi tiền thì cô bé bống phát hiện phía trước một cụ già tay cầm gậy trúc đang lê từng bước trên đường. Cô bé đoán chắc là bà cụ đánh rơi túi tiền. Cô liền chạy thật nhanh, đuổi kịp bà cụ rồi lễ phép hỏi:

- Dạ thưa cụ! Cái tay nải này có phải của cụ không ạ?

Bà lão cười hiền hậu:

- Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về chữa bệnh cho mẹ con.


Bắt đầu thi ngay