Thứ bảy, 11/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6: Măng mọc thẳng

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6: Măng mọc thẳng

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6: Măng mọc thẳng

  • 43 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

An – đrây –ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

Xem đáp án

Trên đường đi mua thuốc cho ông, An – đrây – ca gặp mấy đưa bạn đang chơi bóng rủ cậu chơi và cậu nhập cuộc


Câu 2:

Chuyện gì đã xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà ?

Xem đáp án

Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà thi ông ngoại của cậu đã qua đờ


Câu 3:

An –đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?

Xem đáp án

Cái chết của ông ngoại đã làm cho An – đrây-ca lúc nà cũng tự dằn vặt mình. Mặc dù được mẹ giải thích, an ủi rằng cái chết của ông ngoại do tuổi già sức yếu không liên quan gì đến hành động ham vui của cậu. Tuy thế, cậu vẫn tự cho mình là có lỗi trong chuyện này. Rồi mãi sau này khi lớn lên cậu vẫn nghĩ thế


Câu 4:

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?

Xem đáp án

Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé rất hiếu thảo, thương ông, trung thực và không bao giờ tha thứ cho hành động lỗi lầm của mình


Câu 5:

Nghe - viết: Người viết truyện thật thà

Xem đáp án

Luyện viết một hai lần ( bạn đọc, em viết và ngược lại tự kiểm tra cho nhau và chữa lỗi)


Câu 6:

Tìm các từ láy:

a) Có tiếng chứa âm "S" có tiếng chứa âm "x"

b) Có tiếng chứa "thanh hỏi" có tiếng chứa thanh ngã

Xem đáp án

Em tìm các từ láy sau đây:

a) Có tiếng chứa âm "S", có tiếng chứa âm "x"

+ Sa sả, sạch sành sanh, sạch sẽ, sàm sỡ, san sát, sàn sàn, sáng sủa, sáng suốt, sặc sở, sặc sụa,

+ Xa xôi, xa xa, xám xám, xám xịt, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xoắn xuýt, xốn xáng,...

b) Có tiếng chứa "thanh hỏi, thanh ngã"

+ Lẩn thẩn, hỉ hả, đủng đỉnh, lởm chởm, ngổ ngáo, dửng dưng, hiểm hóc,...

+ Giãy giụa, giòn giã, lưỡng lự, mũm mĩm, ngạo nghễ,nghĩ ngợi, nhũng nhẵng,...


Câu 8:

Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?

Xem đáp án

Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng do đó luôn luôn phải viết hoa.

Ví dụ: - Nguyễn Đức Bảo, Vũ Hoàng Anh, Trần Văn Lâm.

- Lê Thị Tố Uyên, Thái Thị Ngọc Nữ, Lê Thị Thanh Nhàn.


Câu 9:

Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã dược nghe, được đọc

Xem đáp án

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !

Tôi rất cảm phục cậu bé . Dù tật nguyền vẫn quyết tâm vươn lên, không để ai coi thường mình. Tôi nghĩ các bạn cũng đều có chung với tôi một ý nghĩa tốt đẹp về Nen – li


Câu 10:

 Cô chị nói dôi ba đi đâu ?

Xem đáp án

Cô chị nói dối ba là xin phép đi học nhóm


Câu 11:

Vì sao môi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận

Xem đáp án

Vì cô chị cũng là một người con rất thương ba mình. Biết người ba tin tưởng ở con cái vậy mà cô chị thường xuyên nói dối. Như vậy là đã phụ lòng tin và tình thương của ba nên cô chị cảm thấy ân hận


Câu 12:

 Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?

Xem đáp án

Cô em muốn chọc tức chị để chị thôi nói dối

Cách chọc tức của người em cũng nhẹ nhàng mà hóm hỉnh. Khi biết chị mình hay nói dối với ba cô em cũng bắt chước cô chị. Vào rạp chiếu bóng giả vờ không thấy chị. Cô chị thấy em xin phép ba đi tập văn nghệ mà lại vào rạp chiếu bóng nên tức giận bỏ về. Về đến nhà cô chị mắng em, thì người em vẫn thủng thẳng trả lời là đi tập văn nghệ. Câu trả lời ấy làm người chị càng tức giận hơn. Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ? Cô em vẫn giả bộ ngây thơ trả lời lại : Ủa, chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà ! Cô chị sững sờ trước câu nói của người em. Vì chính chị mới là người đáng trách hay nói dối ba


Câu 13:

Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?

Xem đáp án

Cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ là vì : Chỉ ra được cái thói xấu của người chị. Nếu không thay đổi cô em cũng sẽ bắt chước theo thì thật là tai hại. Làm chị mà không gương mẫu, không làm cho ba mẹ vui, không làm điều tốt cho em mình noi theo thì không xứng đáng làm người con, người chị trong nhà

Nội dung : Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin và sự tín nhiệm của mọi người đối với mình


Câu 14:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn đã cho ( SGK TV4, tập 1 trang 62)

Xem đáp án

...có lòng tự trọng...không tự kiêu...tư ti nhất...thấy tự tin...bạn nào tự ái...rất tự hào...


Câu 15:

Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung

Xem đáp án

a) Trung có nghĩa là ở giữa, gồm :

Trung bình, trung thu, trung tâm

b) Trung có nghĩa là một lòng một dạ

Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu


Câu 16:

Đặt câu với một từ đã tìm được ở trên

Xem đáp án

a) Mấy bài kiểm tra vừa rồi cậu chỉ mới đạt điểm trung bình thôi, phải cố gắng lên mới được

b) Cô giáo thường nhắc nhở chúng em phải trung thực khi làm bài


Câu 17:

Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu (SGK TV4 trang 64 tập 1)

Xem đáp án

1. Bức tranh 1: Thuở xưa có một chàng trai nghèo cha mẹ mất sớm. Chàng làm nghê đốn củi để kiếm sống. Một hôm đang đốn củi không may lưỡi rìu văng xuống sông.

2. Bức tranh 2: Chàng buồn bã thất vọng ,nước mặt chàng tuôn ra. Bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện hứa sẽ vớt lưỡi rìu lên cho chàng

3. Bức tranh 3: Lần thứ nhất cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng

4. Bức tranh 4: Lần thứ hai cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc

5. Bức tranh 5: Lần thứ ba cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt

6. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng ba lưỡi rìu


Câu 18:

Phát triển ý nêu dưới bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện

Xem đáp án

Bức tranh 1: Thưở ấy có một chàng trai nghèo cha mẹ mất sớm. Một hôm chàng lên rừng đốn củi không may lưỡi rìu văng xuống sông

Bức tranh 2: Chàng buồn lắm ! Ngày mai, ngày kia... Lấy cái gì đón củi nuôi thân đây? Nghĩ vậy mà nước mắt chàng tuôn ra. Bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện hỏi:

- Có chuyện gì mà cháu khóc thảm thiết vậy?

Chàng trai kể lại sự tình cho ông cụ nghe. Ông cụ hứa sẽ giúp chàng trai vớt lưỡi rìu lên.

 

Bức tranh 3: Nói rồi, ông lão lặn xuống sông. Một lúc sau, ông đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng sáng chói hỏi:

- Có phải lưỡi rìu của cháu không?

Chàng trai vội nói:

- Không! Không phải của cháu ạ.

Bức tranh 4 Lần thứ hai, ông cụ lặn xuống rồi đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc hỏi

- Cái này có phải của cháu không?

Chàng lại đáp:

- Thưa ông, không phải ạ

Bức tranh 5 Lần thứ ba ông cụ lặn xuống. Lần này ông đưa lên một cái lưỡi bằng sắt và hỏi

- Thế cái này có phải không ?

Nhìn kĩ lưỡi rìu, chàng phấn khởi reo lên:

- Đúng rồi ông ạ! Cháu cảm ơn ông ạ!

Bức tranh 6 Ông lão dưa lưỡi rìu cho chàng tai rồi mỉm cười nói:

- Cháu là một chàng trai thật thà ngay thẳng. Nghèo mà không tham. Cháu đáng được thưởng lắm. Ta tặng cháu cả ba lưỡi rìu này.

Nói xong ông lão biến mất. Chàng trai chắp tay vái lạy bốn phương rồi vui vẻ xách rìu về nhà.


Bắt đầu thi ngay