Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9: Trên đôi cánh ước mơ
-
47 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cương xin mẹ học nghề để làm gì?
Cương xin mẹ học nghề để đỡ đần mẹ và cũng để kiếm một nghề sinh sống
Câu 2:
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
Mẹ Cương nêu lí do phản đối Cương, cho rằng Cương bị ai đó xui khiến. Mặt khác bà bảo rằng dòng dõi nhà Cương là dòng dõi quan sang không thể đi làm một nghề thấp kém như thế, làm mất thể diện gia đình
Câu 3:
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nêu lí do trong cuộc sống nghề nào cũng đều trọng cả chỉ có những kẻ trộm cắp mới đáng khinh, đáng bị coi thường
Câu 4:
Nhận xét về cách trò chuyện của hai mẹ con?
Em có thể nêu nhận xét như sau:
a) Cách xưng hô: Nhẹ nhàng, tình cảm, đúng với quan hệ mẹ với con. Con thì lễ phép thưa gửi, mẹ thì tình cảm dịu dàng âu yếm.
b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện: lễ phép, thân mật
Mẹ thì xoa đầu Cương âu yếm
Con thì nắm tay mẹ tình cảm tha thiết
Nội dung: Mơ ước kiếm được một nghề để phụ giúp gia đình và làm kế sinh nhai sau này là một ước mơ tốt đẹp, đồng thời thể hiện cái nhìn về nghệ nghiệp: tất cả mọi nghề làm ra của cải vật chât phục vụ cuộc sống đều tốt đẹp cả
Câu 5:
Nghe - viết: Thợ rèn
Luyện viết vài lần bằng cách bạn đọc, em viết và ngược lại sau đó tự kiểm tra cho nhau
Câu 6:
Điền vào chỗ trống
a) "l hay n"
b) "uôn hay uông"
a) Nam gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đua bay đóm lập lòe
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
b)– Uống nước nhớ nguồn
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
- Đố ai lận xuống vực sâu
Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Câu 7:
Ghi lại những từ trong bài tập đọc "Trung thu độc lâp" cùng nghĩa với từ ước mơ
Đó là từ : mơ tưởng, mong ước
Câu 8:
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ước mơ
a) Bắt đầu bằng tiếng "ước"
b) Bắt đầu bằng từ "mơ"
a) Uớc muốn, ước mong, ước ao, ước vọng
b) Mơ mộng, mơ tưởng, mơ ước
Câu 9:
Ghép thêm vào sau từ "ước mơ" những từ ngữ thể hiện sự đánh giá ( đánh giá cao, đánh giá không cao, đánh giá thấp) Từ ngữ để chọn: "đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng
Ghép thêm vào như sau:
a) Đánh giá cao: ước mơ cao cả, ước mơ đẹp đẽ, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b) Đánh giá không cao ước mơ nho nhỏ
c) Đánh giá thấp ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột
Câu 10:
Nêu những ví dụ về những ước mơ trên:
a) Ước mơ trở thành bác sĩ, thầy giáo, kĩ sư, phi công, nhà kinh doanh giỏi, thợ lành nghề
b) Ước mơ có cái áo đẹp có đồng hồ có xe đạp
c) Ước mơ đi chơi thoải mái không ai ngăn cản, ước mơ không cần học bài vẫn được điềm 10,...
Câu 11:
Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào ?
a) Cầu được ước thấy.
b) Ước sao được vậy.
c) Uớc của trái mùa.
d) Đứng núi này trông núi nọ.
a) Cầu được ước thấy: đạt được điều mình ước mơ, mong muốn.
b) Ước sao được vậy: đạt được điều mình hằng mơ ước.
c) Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
d) Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái mình đang có, lại mơ tưởng tới những cái không phải là của mình
Câu 12:
Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân
Mình xin kể cho các bạn nghe về một ước mơ hiện tại của mình cho các bạn nghe nhé:
Tuần vừa rồi, trường mình tổ chức một chuyến xe cho những học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đến thăm một trại thương binh cách thị xã của mình chừng hơn mười cây số. Sau chuyện đi ấy trở về, trong mình lóe lên một ước mơ trở thành bác sĩ và sẽ xin về ngay trại thương binh công tác. Các cậu biết không ? Mình đã phải rơi nước mắt trước tình cảnh của các bệnh nhân – các chú ấy cũng bằng tuổi bố mình ấy. Họ nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe của các chú ấy mỗi ngày một yếu đi. Da dẻ tê tái xanh mét. Số không nhiễm chất độc thì bị thương cụt tay, cụt chân, hỏng cả hai mắt,…Số thì bị ảnh hưởng thần kinh, lúc thì bình thường lúc thì điên loạn. Nhìn những cảnh ày mình không cầm được nước mắt. Các chú ấy hi sinh đã quá nhiều rồi. Hi sinh cho đất nước, cho chính cuộc sống của chúng ta hôm nay. Bởi vậy sau chuyến đi ấy, mình quyết tâm đi vào ngành y, góp phần công sức của mình xoa dịu nỗi đau cho các chú ấy. Ước mơ của mình thế đấy. Giờ đây mình đang cố gắng học tập tốt đê thực hiện hoài bão của mình
Câu 13:
Vua Mi –đát xin thần Đi – ô – ni –dốt một điều gì?
Vua Mi-đát xin thần Đi – ô – ni – dốt một điều thể hiện lòng tham vô đáy, đó là "Xin thần cho mọi vật chạm đến đều hóa thành vàng".
Câu 14:
Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
Thoạt đầu, điều ước đem đến cho vua Mi –đát thực hiện như vua đã từng mơ ước. Mọi vật vua chạm vào đều hóa thành vàng
Câu 15:
Tại sao vua Mi – đát phải xin thần lấy lại điều ước?
Vua Mi –đát phải xin thần lấy lại điều ước vi nhà vua đã nhận ra một điều vô cùng kinh khủng, bởi nhà vua chạm vào vật nào thì vật đó hóa thành vàng. Ngay cả cơm ăn nước uống là những vật nhu cầu cuộc sống không thẻ không có được. Vậy mà tất cả các thứ ấy, hễ vua chạm vào đều biến thành vàng. Về nhà vua đã rơi vào tình cảnh đói khủng khiếp
Câu 16:
Vua Mi –đát đã hiểu ra được điều gì?
Vua Mi –đát đã hiểu ra được một điều có tính chất chân lí của cuộc sống: Đó là sự sung sướng hạnh phúc không thể được xây dựng trên những ước muốn tham lam của con người
Câu 17:
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn:
- Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2: Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhó câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lòi đối thoại quan trọng.
Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."
Đoạn 3:
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
Câu 18:
Viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy
Đó là những hoạt động:
a) Ở nhà: Thức dậy, đánh răng, rửa mặt, quét nhà, đun nước, pha trà, học bài...
b) Ở trường: quét lớp, nghe giảng, đọc bài, viết bài, ra chơi, tập thể dục, ...
Câu 19:
Gạch dưới các động từ trong các đoạn văn đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 94)
) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: Trâm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí
Yết Kiêu: Thần chỉ xin một cài dùi sắt
Nhà vua: Để làm gì?
Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước
b) Thần Đi-ô-ni-dôt mỉm cười ưng thuận
Vua Mi-đá thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa
Câu 20:
Trò chơi xem kịch câm: Nói tên các trạng thái hoạt động được bạn thể hiện bằng cử chỉ động tác
Cho hai bạn lên kịch câm. Một bạn làm các động tác còn bạn kia nói tên các động tác (nói nhanh, chính xác)
Câu 21:
Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa nhạc võ thuật,…) Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh(chị) hiểu và ủng hộ ý kiến của em. Hãy cùng bạn đóng vai để thực hiện cuộc trao đổi.
Em: Chị xem bức tranh này em vẽ có đẹp không?
Chị: Để em xem nào! Ồ đẹp đấy. Đường nét mềm mại, màu sắc hài hòa, tươi mát, em có năng khiếu vẽ đấy Trang Nhung ạ!
Em: Có đúng như thế không chị. Hay chị nói động viên em?
Chị: Chị nói thật đấy mà.
Em:Chị ơi! Em rất thích học môn họa. Ngày nào em cũng lén dành một tiếng để vẽ đó. Em giấu không cho ai biết cả. Chị là người ưu tiên ấy.Hôm nay em muốn bàn với chị chuyện này. Khi nào có điều kiện chị thử bàn với bố mẹ cho em đi học thêm môn họa ở nhà văn hóa thiếu nhi của tỉnh. Được không chị?
Chị: Được chứ. Miễn sao em thích và kiên trì thực hiện cho bằng được. Nhân đây chị cũng nói cho em biết. Thời gian dành cho môn họa là nhiều đấy. Mặt khác kinh phí mua đồ dùng học tập cũng tốn kém.
Em: Chỉ cần chị ủng hộ em là em mừng rồi. Em sẽ sắp xếp thời gian hợp lí. Chỉ có tiền mua đồ dùng là em phải nhờ bố mẹ.
Chị: Em yên tâm. Chị sẽ ủng hộ em hết mình.
Em: Em cảm ơn chị nhiều lắm.