Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 13 : Phòng, trừ sâu bệnh hại (có đáp án)
-
764 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?
Giải thích: (Biện pháp canh tác được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại – SGK trang 33)
Câu 2:
Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
Giải thích: (Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là biện pháp hóa học – SGK trang 31)
Câu 3:
Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
Giải thích: (Dùng thuốc hóa học phải đảm bảo thời gian cách li và quy trình kĩ thuật - SGK trang 32)
Câu 4:
Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?
Giải thích: (Biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường là: Biện pháp sinh học – SGK trang 32)
Câu 5:
Nội dung của biện pháp canh tác là
Giải thích: (Nội dung của biện pháp canh tác là: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng – SGK trang 31)
Câu 6:
Nhược điểm của biện pháp hóa học là
Giải thích: (Nhược điểm của biện pháp hóa học là: Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái – SGK trang 31)
Câu 7:
Ưu điểm của biện pháp sinh học là
Giải thích: (Ưu điểm của biện pháp sinh học là: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường – SGK trang 32)
Câu 8:
Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải
Giải thích: (Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý - SGK trang 33)
Câu 9:
Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?
Giải thích: (Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biện pháp thủ công - SGK trang 31)
Câu 10:
Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
Giải thích: (Có 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
- Biện pháp canh tác
- Biện pháp thủ công
- Biện pháp hóa học
- Biện pháp sinh học
- Biện pháp kiểm dịch thực vật - SGK trang 30, 31, 32)