Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án (Đề 2)
-
1180 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
Đáp án A
Bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm vì:
- Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Như vậy, vaccine chỉ có hiệu quả đối với chủng virus nhất định.
- Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
Câu 2:
Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
Đáp án A
A. Đúng. Trùng giày, trùng roi và trùng biến hình đều là những đại diện của nguyên sinh vật có cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Sai. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng là đặc điểm chỉ có ở trùng biến hình còn trùng giày và trùng roi có hình dạng cố định.
C. Sai. Có khả năng tự dưỡng là đặc điểm của trùng roi còn trùng biến hình và trùng giày có hình thức dị dưỡng.
D. Sai. Di chuyển nhờ lông bơi là đặc điểm của trùng giày còn trùng biến hình di chuyển nhờ chân giả, trùng roi di chuyển nhờ roi xoáy vào nước.
Câu 3:
Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
Đáp án C
Loài nguyên sinh vật có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước là tảo: Tảo có khả năng quang hợp. Khi thực hiện quá trình quang hợp, tảo lấy CO2 và thải ra O2 vào nước.
Câu 4:
Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
Đáp án C
- Muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt rét nên biện pháp phòng trừ bệnh sốt rét hiệu quả chính là tiêu diệt, phòng trừ muỗi truyền bệnh như mắc màn khi ngủ; diệt muỗi, diệt bọ gậy; phát quang bụi rậm;…
- Mặc đồ sáng màu không phải là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta phòng chống bệnh sốt rét.
Câu 5:
Trong tự nhiên, nấm có vai trò nào sau đây?
Đáp án B
- Trong tự nhiên, nấm có vai trò tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Điều đó vừa giúp làm sạch môi trường tự nhiên vừa giúp cung cấp các khoáng chất cho sự dinh dưỡng của thực vật.
- A, C, D là các vai trò của nấm đối với đời sống con người.
Câu 6:
Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
Đáp án B
Phần lớn nấm độc có màu sắc rất sặc sỡ và nổi bật đến cuốn hút những côn trùng, động vật khác. Còn nấm ăn thường có màu sắc ít sặc sỡ hơn như trắng, nâu, đen, xám,…
Câu 7:
Nấm không phải thực vật vì
Đáp án C
Cơ thể nấm không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được mà chúng phải sống bằng hình thức dị dưỡng. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản không xếp nấm vào giới Thực vật.
Câu 8:
Thực vật được chia thành các ngành nào?
Thực vật được chia thành 4 ngành:
- Ngành Rêu (thực vật không có mạch).
- Ngành Dương xỉ (thực vật có mạch, không hạt).
- Ngành Hạt trần (thực vật có mạch, có hạt, không có hoa).
- Ngành Hạt kín (thực vật có mạch, có hạt, có hoa).
Câu 9:
Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
Đáp án B
Thực vật Hạt trần sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở → Lá noãn chính là bộ phận chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành thực vật khác.
Câu 10:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là
Đáp án D
- Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
- Cây rêu thuộc ngành Rêu.
- Cây dương xỉ thuộc ngành Dương xỉ.
- Cây thông, cây vạn tuế thuộc ngành Hạt trần.
Câu 11:
Đáp án B
- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.
- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
Câu 13:
Đáp án B
Hành tinh trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất là Hải Vương tinh.
Câu 14:
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
Đáp án C
Vào các đêm khác nhau, ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau. Đó là do vị trí của Mặt trăng trong quỹ đạo xoay quanh Trái đất mỗi ngày đều khác nhau. nhau. Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Trong một chu kỳ này, Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng từ các góc khác nhau và ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
Câu 15:
Đáp án B
Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án C
A – đúng
B – đúng
C – sai, vì các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
D - đúng
Câu 17:
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
Đáp án C
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng, nội năng…) thì cơ năng mới được bảo toàn.
Câu 18:
Đáp án B
A, C, D đúng
B – sai vì các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng nhỏ.
Câu 19:
Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”
Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanhĐáp án A
Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.
Câu 20:
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là
Đáp án A
Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A
B, D – sai vì các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh cùng một chiều.
C – sai vì các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
Câu 22:
Đáp án A
Vị trí 1 là trăng bán nguyệt đầu tháng.
Câu 23:
Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
Đáp án A
Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là khoảng hai tuầnCâu 24:
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
Đáp án D
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời nên phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 25:
Đáp án B
Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm cuối tháng.
Câu 26:
Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào tái tạo được?
Đáp án C
A – đều là năng lượng không tái tạo vì mất hàng trăm triệu năm
B – thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng dầu là năng lượng không tái tạo.
C – đều là năng lượng tái tạo
D - thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng xăng là năng lượng không tái tạo.
Câu 27:
Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn vì:
Đáp án D
Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn vì Mặt Trời chiếu sáng một nửa Mặt Trăng và mặt được chiếu sáng đó quay về phía Trái Đất.
Câu 28:
Đáp án A
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
Câu 30:
Mặt Trăng quay quanh Trái đất hết một vòng vào khoảng thời gian?
Đáp án D
Mặt Trăng quay quanh Trái đất hết một vòng vào khoảng một tháng.