Trắc nghiệm KTPL 10 CTST Bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước có đáp án
Trắc nghiệm KTPL 10 CTST Bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước có đáp ánTrắc nghiệm KTPL 10 CTST Bài 13 Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước có đáp án
-
355 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có mấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
Có 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước
+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Câu 2:
Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân thể hiện ở nguyên tắc nào của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát: Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân.
Câu 3:
Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Tính thống nhất
+ Tính nhân dân
+ Tính quyền lực
+ Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa
Câu 4:
Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
Câu 5:
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương chịu sự lãnh đạo của tổ chức nào?
Đáp án đúng là: A
Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 6:
Bộ máy Nhà nước Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do đối tượng nào của nhà nước Việt Nam quy định?
Đáp án đúng là: A
Bộ máy Nhà nước Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định.
Câu 7:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Vì Hiến pháp và pháp luật là công cụ giúp Nhà nước
Đáp án đúng là: A
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật vì Hiến pháp và pháp luật chính là công cụ giúp Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống và xã hội.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây thể hiện sự lãnh đạo bộ máy Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.
+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Câu 9:
Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Đáp án đúng là: D
Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
+ Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.
Câu 10:
Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trong khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện ở việc: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.