IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 11(có đáp án): Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 11(có đáp án): Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 11(có đáp án): Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất

  • 441 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 18 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, nước đế quốc nào hung hãn nhất?

Xem đáp án

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là nước hung hãn nhất, vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào?

Xem đáp án

Năm 1882, Đức cùng Áo- Hung và Italia thành lập Liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Phe Liên Minh gồm những nước nào?

Xem đáp án

Năm 1882, Đức cùng Áo - Hung và I-ta-li-a thành lập Liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi Liên minh (1915) chống lại Đức.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Phe hiệp ước bao gồm những nước nào?

Xem đáp án

Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp- Nga (1890), Anh- Pháp (1904) và Anh- Nga (1907) => hình thành phe Hiệp ước.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

Các nước Anh, Pháp, Nga là những nước nằm trong phe nào?

Xem đáp án

Để đối phó với hành động của phe Liên minh, Anh, Pháp và Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904) và Anh - Nga (1907) => hình thành phe Hiệp ước.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

Xem đáp án

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

=> Sự kiện thái tử Áo - Hung bị ám sát là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 9:

Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

Đáp án cần chọn là: A


Câu 10:

Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

Xem đáp án

Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh - Hiệp ước) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng?

Xem đáp án

Thái độ hung hăng của Đức khi công khai đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới chính là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ”, giới cầm quyền đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 13:

Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là đế quốc Anh với đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

=> Hai khối này được thành lập không phải để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới bởi cuộc khủng hoảng này diễn ra từ năm 1929 đến năm 1933 và chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 14:

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

Xem đáp án

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được phân chia xong. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa, Đức công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thế giới. Do đó Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 16:

Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

Xem đáp án

Việc Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là điều bất lợi cho nước Pháp vì không thể sát sao trong vấn đề thuộc địa và nguy cơ phong trào cách mạng bùng nổ rất cao. Do đó, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đã thiết lập một nền cai trị cứng rắn ở Đông Dương, nới rộng quyền hạn cho chính phủ Nam triều để củng cố chỗ dựa xã hội. Tuy nhiên toàn bộ quyền hành vẫn tập trung trong tay người Pháp. Về đối ngoại, Pháp mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp các tổ chức cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc

Đáp án cần chọn là: D


Câu 17:

Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

Xem đáp án

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ”  (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” là Đức. Đức là một trong những nước đế quốc “trẻ” vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng có quá ít thuộc địa. => Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Thái độ của Đức làm quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay