Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản có đáp án
Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản có đáp án
-
224 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
Đáp án đúng là: A
- Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.
+ Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.
=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.
Câu 2:
Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào “rào đất cướp ruộng”. Cụ thể: sự phát triển của ngành công nghiệp len, dạ đã làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi. Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Họ đuổi nông nô khỏi lãnh địa, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường.
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
Đáp án đúng là: A
- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:
+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.
+ Chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.
Câu 4:
Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ, như: đạo luật về ruộng đất (1763); các sắc luật về thuế (1764); đạo luật về tem thuế (1765),… => Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và nhân dân 13 thuộc địa ngày càng căng thẳng.
Câu 5:
Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?
Đáp án đúng là: B
Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới.
Câu 6:
Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
Đáp án đúng là: C
- Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất là: tăng lữ Giáo hội.
+ Đẳng cấp thứ hai là: quý tộc phong kiến.
+ Đẳng cấp thứ ba, bao gồm: giai cấp tư sản, bình dân thành thị, nông dân,…
Câu 7:
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ, như: đạo luật về ruộng đất (1763); các sắc luật về thuế (1764); đạo luật về tem thuế (1765),… => Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và nhân dân 13 thuộc địa ngày càng căng thẳng.
Câu 8:
Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?
Đáp án đúng là: C
- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ. Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh…).
Câu 9:
Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là
Đáp án đúng là: D
- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 10:
Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là
Đáp án đúng là: A
G. Rút-xô là đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII). “Bàn về khế ước xã hội” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?
Đáp án đúng là: A
Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên.
Câu 12:
Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu chung là: xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 13:
Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?
Đáp án đúng là: C
- Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản: xóa tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
Câu 14:
Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: thúc đẩy sự phát triển của
Đáp án đúng là: A
Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa; hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật.
Câu 15:
Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của
Đáp án đúng là: A
Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Câu 16:
Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của
Đáp án đúng là: D
Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
Câu 17:
Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là
Đáp án đúng là: A
Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là Ô. Crôm-oen.
Câu 18:
Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc; thiết lập nhà nước cộng hòa tư sản.
Câu 19:
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 20:
Điểm tương đồng giữa Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp là gì?
Đáp án đúng là: B
- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp đều mang ý nghĩa: mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 21:
Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong bản 2 bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ (1776)
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789).
Câu 22:
Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
Đáp án đúng là: B
Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII).
Câu 23:
Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).
Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?
Đáp án đúng là: D
Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 24:
“Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản trên lĩnh vực
Đáp án đúng là: B
Trên lĩnh vực chính trị, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật.
Câu 25:
Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII)?
Đáp án đúng là: B
Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.