CẢ NƯỚC ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
-
1023 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1)….vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) ... của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".
Đáp án A
Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc Ca của nước Việt Nam ta tại
Đáp án C
Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Câu 3:
Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì?
Đáp án B
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Yêu cầu bức thiết nhất đặt ra trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 4:
Người được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là ai?
Đáp án B
Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam (nhiệm kỳ từ 22/9/1969 cho đến 2/7/1976; trước đó là Phó Chủ tịch nước (1960-1969) và Quyền Chủ tịch nước (từ 3/9 cho đến 22/9/1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam (1955-1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ.
Sau khi kế nhiệm Hồ Chú Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của chính thể hậu thân – chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 5:
Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là
Đáp án A
Kinh tế Việt Nam phát triển bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, Việt Nam từ năm 1986 thực hiên đổi mới chính là để từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời với những thành tựu mà ta đạt được từ công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay cùng minh chứng đường lối của đảng là đúng đắn, có những bước đi căn bản là phù hợp với ki thời.
Câu 6:
Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975?
Đáp án C
Sau năm 1975, Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ, đất nước sạch bóng quân thù nhưng hai miền lại tồn tại hai hình thức nhà nước khác nhau, đó là:
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
=> Tình trạng này trái với nguyện vọng của nhân dân, đặt ra yêu cầu bức thiết phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 7:
Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?
Đáp án C
Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO... Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốC. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008-2009.
Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Hơn nữa, chính sách cấm vận của Mĩ đối với Việt Nam đã bị thất bại hoàn toàn, Cho đến năm 1995, trong xu thế hòa bình, hợp tác Mĩ đã bình thường hòa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tạo nhiều điều kiện để đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Câu 8:
Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào?
Đáp án A
Từ năm 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980.
Câu 9:
Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
Đáp án C
Trước năm 1975, Việt Nam phải trải qua một giai doạn vô cùng khó khăn chống lại âm mưu xâm lược của Mĩ – Diệm. Hơn thế nữa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng chịu hậu quả nặng nề từ hai lần phá hoại của Mĩ. Đất nước chưa độc lập, lãnh thổ chưa thống nhất thì vẫn còn muôn vàn khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì thế, sau năm 1975 thuận lợi cơ bản nhất đối với Việt Nam là đất nước đã được độc lập, thống nhất, mở ra thời kì mới cho đất nước.
Câu 10:
Khó khăn cơ bán nhắt của đất nước ta sau 1975 là gì?
Đáp án D
Nếu như thuận lợi cơ bản nhất đối với nước ta sau năm 1975 là đất nước được độc lập, thống nhất thì khó khăn cũng vẫn còn, quan trọng nhất là hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề ở cả hai miền đất nước.
- Đối với miền Bắc: hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài.
- Đối với miền Nam:
+ Cơ sở của chính quyền Sài Gòn cũng bao di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại.
+ Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tán phá.
+ Số người mù chữ lớn.