Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc (1930-1945)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc (1930-1945)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930-1945) MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (P2)

  • 1079 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Chiều ngày 30-8-1945, trong cuộc mít tinh lớn có hàng vạn quần chúng tham gia, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.


Câu 2:

Từ năm 1941, để xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Đảng đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia

Xem đáp án

Đáp án B

Từ năm 1941, để xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Đảng đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh.


Câu 3:

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập năm 1945 là nhà nước của

Xem đáp án

Đáp án B

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của toàn thể nhân dân.


Câu 4:

Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ An – Hà Tĩnh.


Câu 5:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã có kết quả là

Xem đáp án

Đáp án D

Từ phong trào 1930 – 1931, khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng


Câu 6:

Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh được gọi là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.


Câu 7:

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì về kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án A

Về kinh tế, Xô viết thực hiện các biện pháp như: chưa ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống;…


Câu 8:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại bài học kinh nghiệm gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phong trào 1930 – 1931 đã để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.


Câu 9:

Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương khi nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.


Câu 10:

Từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra với các cuộc đấu tranh của?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ tháng 2 đến tháng 4 -1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 nổ ra với các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.


Câu 11:

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực nào

Xem đáp án

Đáp án A

Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ nông nghiệp.


Câu 12:

Cuộc biểu tình của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh có 8000 nông dân tham gia diễn ra ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên (Nghệ An) có 8000 nông dân tham gia.


Câu 13:

Tổ chức nào điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?

Xem đáp án

Đáp án C

Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.


Câu 14:

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?

Xem đáp án

Đáp án C

Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại từ 4 đến 5 tháng.


Câu 15:

Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh thế giới (1929 -1933) biểu hiện như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) nông dân phải chịu cảnh thuế cao vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán với giá thấp.


Câu 16:

Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có những chủ trương gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.


Câu 17:

Trong phong trào Đông Dương đại hội, Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Tuy phong trào Đông Dương đại hội không thành công nhưng Đảng ta đã tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.


Câu 18:

Trong năm 1936, ở châu Âu, Mặt trận Nhân dân thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 6-1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.


Câu 19:

Tháng 8-1936, Đảng chủ trương phát động phong trào

Xem đáp án

Đáp án A

Tháng 8-1936, Đảng chủ trương phát động phong trào Đông Dương đại hội.


Câu 20:

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở đâu, khi nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định).


Câu 21:

Năm 1939, ai là người giữ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án D

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.


Câu 22:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 đã khẳng định vấn đề gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 đã khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.


Câu 23:

Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 – 1945?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ năm 1940 đến năm 1945, Nhật đã đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự như khai thác Mangan, sắt, apatit. Nhật yêu cầu chính quyền Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sắt, cao su….


Câu 24:

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 họp khi nào, ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án C

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 họp từ ngày 10-19/5/1941 tại Pác Pó (Hà Quảng – Cao Bằng)


Câu 25:

Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã xác định sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ

Xem đáp án

Đáp án A

Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã xác định sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập chính phủ Nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.


Câu 26:

Trong chỉ thị ngày 12-3-1945 đã đưa ra khẩu hiệu gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã đưa ra khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.


Câu 27:

Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh?

Xem đáp án

Đáp án A

Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh.


Câu 28:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.


Câu 29:

Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” là của

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.


Câu 30:

Hội nghị quân sự Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Hội nghị quân sự Bắc Kì (15-4-1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.


Bắt đầu thi ngay