TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
-
1060 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?
Đáp án A
Công lao của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoan 1919 – 1930 bao gồm 3 công lao chính:
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản.
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
- Triệu tập hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 2:
Cho các dữ liệu sau:
1.Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập
2. Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức thành lập
3. An Nam Cộng sản Đảng được thành lập
4. Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập
Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo thứ tự thời gian thành lập.
Đáp án D
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập (25/6/1925).
2. Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức thành lập (9/1929).
3. An Nam Cộng sản Đảng được thành lập (8/1929).
4. Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập (6/1929).
Câu 3:
Sự ra đời của ba tổ chức… (1) là một xu thế… (2) của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng … (3). Tuy nhiên, các tổ chức lại hoạt động… (4), tranh giành … (5) với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Chọn đáp án đúng đề điền vào chỗ “…” sao cho phù hợp:
Đáp án A
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Tuy nhiên, các tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn
Câu 4:
Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là
Đáp án B
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Tuy nhiên, các tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn
Câu 5:
Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt nam trong những năm 1919 – 1930 là
Đáp án A
Từ năm 1910 đến năm 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản: ban đầu là các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, đặc biệt là việc thành lập Đảng lập hiến (1923), đề ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ và nhóm Nam Phong của Phạm Quyền với tư tưởng trực trị, …Đỉnh cao trong giai đoạn 1925 - 1930 là sự thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng, với chương trình và mục tiêu hành động được đề ra vào hoàn chỉnh vào năm 1929. Đảng này chủ trương đấu tranh bằng phương pháo ám sát cá nhân, chưa chú trọng công tác vận động trong quần chúng nhân dân. Năm 1930, khi khởi nghĩ Yên Bái thất bại đã đánh đấu sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân đảng cũng là sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Khuynh hướng vô sản: được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam, thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên (tháng 6 -1925), có nhiệm vụ truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào trong phong trào yêu nước thúc đây các phong trào này phát triển, nhất là phong trào công nhân. Nhờ hoạt động của hội này đặc biệt là phong trào “vô sản hóa” (1928) đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Dẫn đến Hội có sự phân hóa thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Sự phân hóa này không phải thể hiện sự suy yếu của khuynh hướng vô sản mà là biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) dựa trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản đã chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản so với khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 6:
Điểm sáng tạo nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Đáp án D
Để thể hiện được điểm sáng tạo này thi phải giải thích được tại sao vào thời điểm năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập luôn một chính đảng cộng sản mà lại đến năm 1930 mới thành lập?
- Muốn thành lập Đảng cộng sản cần phải có những điều kiên sau:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng.
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, nhưng yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ.
+ Hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, chứ không phải thành lập một Đảng Cộng sản. Hội này có vai trò tuyên lí luận giải phóng dân tộc, chuẩn bị về tổ chức và cán bộ cho việc thành lập một chính đảng ở Việt Nam.
=> Sư thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong công cuộc tuyên truyền và vân động cách mạng.
Câu 7:
Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam?
Đáp án B
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá vào nhân dân, đã có những bài giảng cho thanh niên, trí thức yêu nước về lí luận giải phóng dân tộc để về nước truyền bá lại trong nhân dân -> thay đổi nhận thức của các giai cấp => phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Chuẩn bị về tổ chức: tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, từ tổ chức này sau đó đã phát triển va phân hóa thành ba tổ chức cộng sản khác nhau, đặt ra yêu cầu cần thống nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất.
=> Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 8:
Từ năm 1919- 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
Đáp án D
*Hoạt động tại Pháp:
- Tháng 6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin . Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam .
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành Đảng viên Cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông nhân”, đặc biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)
*Hoạt động tại Liên Xô:
Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản (1924).
*Hoạt động tại Trung Quốc:
- Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
=> Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc.
Câu 9:
Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?
Đáp án B
Để độc chiếm thị trường Việt Nam, khiến kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế chính quốc, Pháp đã đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của nước ngoài khi nhập vào thị trường Đông Dương, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 10:
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
Đáp án B
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, …
Trước Cương lĩnh chính trị đầu tiên, chưa có văn bản nào đề cập chính thức đến việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
Câu 11:
Ý nào phản ánh không được đúng về đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu 1930?
Đáp án B
- Các đáp án: A, C, D đều là công lao của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930.
- Đáp án B: thời kì trước khi đảng ra đời chưa có những người cộng sản và quá trình truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào các tầng lớp nhân dân đã diễn ra sôi nổi trước đó.
Câu 12:
Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là
Đáp án D
Mặc dù là hội nghị chủ yếu gồm các đảng viên cộng sản ưu tú của các tổ chức cộng sản Việt Nam lúc đó nhưng đó là đại biểu ưu tú của các tổ chức cộng sản ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.
- Kết quả của hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.
- Hội nghị vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời để tao cơ sở cho sư thành lập của ban chấp hành chính thức.
=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc và ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng quy định bởi nội dung thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 13:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Đáp án C
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
Điều này được thể hiện rõ nhất ở việc xác định mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên đầu tiên thay vì chống phong kiến như chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Câu 14:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
Đáp án B
Một chính đảng muốn thành lập cần hội tụ các nhân tố sau:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng.
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, nhưng yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ.
+ Hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát.
Xét thực tế cách mạng Việt Nam trong năm 1925, công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi nên chưa thành lập được một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 15:
Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc
1.Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
2.Cách mạng là phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo
3.Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới
Đáp án A
Ba tư tưởng trên được trình bày trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, tác phẩm tập hợp tất cả các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị. Điều này chứng tỏ đây là tác phẩm đầu tiên đề ra đường lối chiến lược cách mạng đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Câu 16:
Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
Đáp án A
Ngay từ đầu Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng hiện thực khách quan là phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực với thực dân Pháp thì mới giành được độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng máu và sắt” với mục đích đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc.
Câu 17:
Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở
Đáp án C
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: khuynh hướng vô sản.
- Việt Nam Quốc dân đảng: khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 18:
Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2.1930) là do
Đáp án A
Nguyên nhân chính dẫn đẻn sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái là nguyên nhân chủ quan, do ở trong tình thế bị động chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra chỉ là do ảnh hưởng bởi chính sách khủng bố của Pháp nên những người lãnh đạo đã chủ trương tiến hành khởi nghĩa để “không thành công cũng thành nhân” mà thôi.
Câu 19:
Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong tác phẩm
Đáp án A
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm “Đường Kách Mệnh” với nội dung: Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng".
=> Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh.
Câu 20:
Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của 3 tổ chức cộng sản ra đời 1930 ở Việt Nam là gì?
Đáp án B
Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đều phân hóa từ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên theo khuynh hướng vô sản.
Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập từ những hội viên tiên tiến trong Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nên cũng theo khuynh hướng vô sản.