Giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2

Hamchoi.vn trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập chương 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10  Ôn tập chương 2. Mời các bạn đón xem:

295 lượt xem


Giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập chương 2

Bài 1 trang 55 Sinh học 10: Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây.

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Trả lời:

1. Roi

2. Lông

3. Tế bào chất

4. Ribosome

5. Vùng nhân

6. Màng tế bào

7. Thành tế bào

8. Vỏ nhầy

Bài 2 trang 55 Sinh học 10: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bào bọc.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

Trả lời:

a. Sai. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (1 – 5 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bào bọc.

b. Sai. Tế bào vi sinh vật có cấu tạo nhân sơ hoặc nhân thực.

c. Đúng. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

d. Đúng. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

e. Sai. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào hoặc vùng nhân.

g. Đúng. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

h. Đúng. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

i. Sai. Ở tế bào vi khuẩn cũng có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.

Bài 3 trang 55 Sinh học 10: Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người?

Trả lời:

Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế bào người vì: Kháng sinh có tính chất diệt khuẩn chọn lọc. Căn cứ vào sự khác nhau trong cấu tạo và hoạt động chức năng của tế bào người (tế bào nhân thực) và tế bào vi khuẩn (tế bào nhân sơ), mỗi loại kháng sinh được điều chế có tác dụng trên một số vi khuẩn mà này không có ảnh hưởng đến tế bào của người.

Bài 4 trang 55 Sinh học 10: Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?

Trả lời:

Khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra là vì:

- Động vật kí sinh (giun tròn) và người đều được cấu tạo từ tế bào nhân thực nên cơ chế tác động của thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

- Ngược lại, vi khuẩn được cấu tạo từ tế bào nhân sơ khác tế bào người là tế bào nhân thực. Do đó, người ta có thể điều chế các loại thuốc kháng sinh chỉ ảnh hưởng đến tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế bào của người.

Bài 5 trang 55 Sinh học 10: Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,…) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không?

Trả lời:

Ở thực vật có các sắc tố thực vật như chlorophyll, carotenoid, anthocyanin,... có vai trò hấp thu năng lượng ánh sáng để thực vật thực hiện quang hợp. Lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,…) lại có màu đỏ hoặc tím là do trong lá có chứa lượng sắc tố Anthocyanins cao hơn các sắc tố còn lại.

Bài 6 trang 55 Sinh học 10: Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

• Một số thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm:

Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 2 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Thiếu máu hồng cầu hình liềm hay còn gọi hồng cầu lưỡi liềm, là một bệnh thiếu máu di truyền. Đây là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxygen đi khắp cơ thể. Các tế bào hồng cầu bình thường có hình tròn và có thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu, giúp vận chuyển oxygen đến các bộ phận của cơ thể. Khi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, các tế bào hồng cầu trở nên cứng, dính và có hình dạng giống như lưỡi liềm hoặc mặt trăng khuyết. Những tế bào có hình dạng bất thường này có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. Điều đó dẫn đến tình trạng các mô và cơ quan bị tổn hại do không được cung cấp đủ máu.

- Nguyên nhân: Do đột biến gen sản xuất hemoglobin. Trong những trường hợp bình thường, cơ thể tạo hemoglobin lành mạnh được gọi là hemoglobin A. Những người có bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm tạo hemoglobin S – S là viết tắt của hồng cầu hình liềm. Các gen tế bào hồng cầu hình liềm được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau theo cơ chế gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là cả cha và mẹ phải truyền khiếm khuyết gen thì đứa trẻ mới bị mắc bệnh.

- Triệu chứng: Thiếu máu mãn tính; nhịp tim nhanh, mệt mỏi; sưng tấy ở tay chân; vàng da, chậm lớn; nhiễm khuẩn mũi xoang, phổi, đường tiết niệu tái đi tái lại; các cơn đau dữ dội ở ngực, bụng, khớp và trong xương;…

- Yếu tố nguy cơ: Nguy cơ thiếu máu hồng cầu hình liềm là thừa kế di truyền. Đối với các em bé được sinh ra với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, cả hai cha mẹ phải mang gen tế bào hồng cầu hình liềm. Gen này đặc biệt phổ biến ở châu Phi, Tây Ban Nha, Địa Trung Hải, Trung Đông và tổ tiên Ấn Độ. Tại Hoa Kỳ, phổ biến nhất là người da đen và gốc Tây Ban Nha.

- Biện pháp chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra phát hiện Hemoglobin S - dạng khiếm khuyết của hemoglobin để chẩn đoán chắc chắn người bệnh mắc thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.

- Biện pháp điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Ghép tủy xương còn được gọi là ghép tế bào gốc.

• Hậu quả của bệnh hồng cầu lưỡi liềm:

- Đột quỵ: Đột quỵ có thể xảy ra nếu các hồng cầu hình lưỡi liềm chặn lưu lượng máu đến một số khu vực trong não. Dấu hiệu của đột quỵ bao gồm co giật, yếu hoặc tê tay và chân, khó nói đột ngột và mất ý thức. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào, cần được sơ cứu nhanh và đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Bởi vì đột quỵ có thể gây tử vong.

- Hội chứng ngực cấp (acute chest syndrome): Đây là biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng, người bệnh sẽ thấy đau ngực, sốt và khó thở. Hội chứng ngực cấp (acute chest syndrome) có thể do nhiễm trùng phổi hoặc do các tế bào hình lưỡi liềm chặn các mạch máu trong phổi.

- Tăng áp động mạch phổi: Những người bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể bị huyết áp cao trong phổi (tăng huyết áp phổi). Biến chứng này thường ảnh hưởng đến người lớn hơn là trẻ em. Khó thở và mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của biến chứng này và nặng có thể gây tử vong.

- Tổn thương cơ quan: Khi các tế bào hình lưỡi liềm chặn lượng máu lưu thông đến các cơ quan, có thể gây tổn thương đến nội tạng và dẫn đến tử vong. Thiếu máu mãn tính có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách.

- Mù mắt: Các tế bào hình liềm có thể chặn các mạch máu nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho mắt. Theo thời gian, dẫn tới làm hỏng bộ phận mắt xử lý hình ảnh trực quan và dẫn đến mù lòa.

- Sỏi mật: Tế bào hình liềm không dễ thay đổi hình dạng, vì vậy chúng thường dễ bị vỡ, hay còn gọi là tán huyết. Hồng cầu bình thường sống khoảng 90 đến 120 ngày, nhưng các tế bào hình liềm chỉ sống 10–20 ngày. Sự phân hủy của các tế bào hồng cầu tạo ra một chất được gọi là bilirubin, nếu cơ thể có nồng độ cao bilirubin trong máu có thể dẫn đến sỏi mật.

- Bệnh Priapism (Cương cứng kéo dài): Đàn ông bị thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể bị đau, cương cứng kéo dài. Khi xảy ra ở một số bộ phận khác của cơ thể, các tế bào hình liềm có thể chặn các mạch máu trong dương vật. Điều này có thể làm tổn thương dương vật và dẫn đến bất lực.

Bài viết liên quan

295 lượt xem