Giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Hamchoi.vn trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 15. Mời các bạn đón xem:

385 lượt xem


Giải Sinh học 10 Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Mở đầu trang 72 SGK Sinh học 10: Hiện nay, một trong những biện pháp góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính hiệu quả là bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm hàm lượng CO2 trong khí quyển. Biện pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở nào?

Trả lời:

Trong quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ khí CO2 của môi trường và thải ra khí O2. Bởi vậy, bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh sẽ làm giảm hàm lượng CO2 trong khí quyển, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Câu hỏi 1 trang 72 SGK Sinh học 10Cho một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia, loại liên kết và sản phẩm được hình thành).

Trả lời:

Một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào:

Quá trình

Nguyên liệu

Loại liên kết

Sản phẩm

Tổng hợp tinh bột

Glucose

Glycosidic

Tinh bột

Tổng hợp cellulose

Glucose

Glycosidic

Cellulose

Tổng hợp DNA

Nucleotide

Hóa trị, hydrogen

DNA

Câu hỏi 2 trang 72 SGK Sinh học 10: Tại sao nói quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng?

Trả lời:

Nói quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng vì: Quá trình tổng hợp là quá trình sử dụng nguyên liệu là các chất đơn giản, dưới sự xúc tác của enzyme, để tạo thành các liên kết giúp hình thành nên sản phẩm là các hợp chất phức tạp hơn. Như vậy, đồng thời với quá trình biến đổi chất, năng lượng sẽ được tích lũy trong các liên kết hóa học của sản phẩm.

Luyện tập trang 72 SGK Sinh học 10: Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin (một loại hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu) của tuyến tụy bị ức chế sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Trả lời:

Insulin là hormone có vai trò kích thích sự chuyển hóa glucose thành glycogen khi hàm lượng glucose trong máu tăng cao. Vì vậy, khi quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy bị ức chế, glucose dư thừa không được chuyển hóa khiến lượng đường trong máu người bệnh ở mức cao hơn bình thường dẫn đến bệnh tiểu đường.

Câu hỏi 3 trang 73 SGK Sinh học 10Từ phương trình tổng quát, hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp là gì?

Giải Sinh học 10 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng  (ảnh 1)

Trả lời:

- Nguyên liệu: CO2, H2O.

- Sản phẩm: O2, C6H12O6.

Câu hỏi 4 trang 73 SGK Sinh học 10Dựa vào Hình 15.2, hãy phân biệt pha sáng và pha tối về: nơi diễn ra, điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành.

Giải Sinh học 10 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng  (ảnh 1)

Trả lời:

Tiêu chí

Pha sáng

Pha tối

Nơi diễn ra

Màng thylakoid

Chất nền của lục lạp

Điều kiện ánh sáng

Cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng

Không cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng

Nguyên liệu tham gia

NADP+, ADP, H2O

CO2, ATP, NADPH

Sản phẩm tạo thành

NADPH, ATP, O2

Chất hữu cơ (C6H12O6), ADP, NADP+

Câu hỏi 5 trang 73 SGK Sinh học 10Trong pha sáng, quang năng đã được chuyển hóa thành hóa năng như thế nào?

Trả lời:

Năng lượng ánh sáng được hệ sắc tố hấp thụ sẽ được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH. Như vậy, quang năng đã được chuyển hóa thành hóa năng tích lũy trong ATP, NADPH.

Câu hỏi 6 trang 73 SGK Sinh học 10Quan sát Hình 15.3, hãy cho biết chu trình Calvin gồm mấy giai đoạn. Đó là những giai đoạn nào? Mô tả diễn biến trong mỗi giai đoạn đó.

Giải Sinh học 10 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng  (ảnh 1)

Trả lời:

Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cố định CO2: RuBP trong chất nền lục lạp kết hợp với CO2 tạo thành APG.

- Giai đoạn khử: APG bị khử thành AlPG, quá trình này được cung cấp năng lượng từ ATP và NADPH.

- Giai đoạn tái tạo chất nhận: Phần lớn AlPG được sử dụng để tái tạo RuBP, quá trình này được cung cấp năng lượng từ ATP.

Câu hỏi 7 trang 74 SGK Sinh học 10: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh giới của quang hợp.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh giới của quang hợp:

Thực vật → Động vật ăn thực vật → Động vật ăn động vật → Sinh vật phân giải

Luyện tập trang 74 SGK Sinh học 10: Nếu không có ánh sáng thì pha tối có diễn ra được không? Tại sao?

Trả lời:

- Mặc dù không cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng nhưng nếu trong điều kiện không có ánh sáng kéo dài thì pha tối cũng không thể diễn ra.

- Giải thích: Nếu không có ánh sáng thì pha sáng sẽ không diễn ra → Không tổng hợp được ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối. Ngoài ra, một số enzyme thực hiện pha tối cũng chỉ được hoạt hóa khi có ánh sáng.

Câu hỏi 8 trang 74 SGK Sinh học 10Hãy cho biết các vai trò sau đây là của nhóm vi khuẩn nào?

a) Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên (chu trình nitrogen).

b) Cung cấp nguồn nitrogen cho thực vật.

c) Góp phần làm sạch môi trường nước.

d) Tạo ra các mỏ quặng.

Trả lời:

Vai trò

Nhóm vi khuẩn thực hiện

a) Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên (chu trình nitrogen)

Nhóm vi khuẩn oxi hóa nitrogen.

b) Cung cấp nguồn nitrogen cho thực vật

Nhóm vi khuẩn oxi hóa nitrogen.

c) Góp phần làm sạch môi trường nước

Nhóm vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.

d) Tạo ra các mỏ quặng

Nhóm vi khuẩn oxi hóa sắt.

Câu hỏi 9 trang 75 SGK Sinh học 10: Sự khác nhau giữa quang tổng hợp có giải phóng O2 và không giải phóng O2 là gì?

Trả lời:

Quang tổng hợp có giải phóng O2

Quang tổng hợp không giải phóng O2

- Chất cho electron và H+ là H2O.

- Chất cho electron và H+ là H2S, S hoặc H2.

- Không giải phóng O2.

- Có giải phóng O2.

Câu hỏi 10 trang 75 SGK Sinh học 10: Vai trò của quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn có giống với ở thực vật không? Giải thích.

Trả lời:

Quá trình quang hợp ở vi khuẩn cũng tổng hợp nên chất hữu cơ, hấp thụ CO2, có giải phóng O2 tạo nên lượng sinh khối lớn và góp phần điều hòa khí quyển. Do đó, vai trò của quá trình quang hợp ở vi khuẩn giống với ở thực vật.

Câu hỏi 11 trang 75 SGK Sinh học 10Quá trình quang khử ở vi khuẩn có góp phần làm sạch môi trường nước không? Giải thích.

Trả lời:

Quá trình quang khử ở vi khuẩn góp phần làm sạch môi trường nước thông qua việc sử dụng các chất độc có trong môi trường nước (H2S, S) làm chất cho electron và H+ để tiến hành quá trình quang khử.

Luyện tập trang 75 SGK Sinh học 10: Hoạt động của vi khuẩn oxi hóa nitrogen có ý nghĩa gì với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Trả lời:

Hoạt động của vi khuẩn oxi hóa nitrogen giúp N2 – dạng nitrogen cây không hấp thụ được chuyển hóa thành dạng mà cây có thể hấp thụ được (NO3 và  NH4+). Nhờ đó, cây được cung cấp thêm nguồn nitrogen cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Vận dụng trang 75 SGK Sinh học 10Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng: “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp”.

Trả lời:

Bằng chứng để chứng minh rằng “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp”:

- Quang hợp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống gần như toàn bộ sự sống trên Trái Đất.

- Quang hợp giải phóng khí O2 giúp cung cấp O2 cho sự sống.

- Quang hợp hấp thu bớt lượng khí CO2 giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sống của sinh vật.

Bài tập 1 trang 75 SGK Sinh học 10Khi nói về nguồn gốc của O2 được tạo ra từ quang hợp, có ý kiến cho rằng O2 có nguồn gốc từ CO2 trong khi ý kiến khác lại nói O2 có nguồn gốc từ H2O. Hãy đề xuất một phương án để kiểm chứng ý kiến nào đúng trong hai ý kiến trên.

Trả lời:

- Để kiểm chứng hai ý kiến trên, có thể sử dụng đồng vị phóng xạ (18O) bằng cách thực hiện độc lập 2 thí nghiệm là đánh dấu 18O vào nguyên tử oxygen của CO2 và đánh dấu 18O vào nguyên tử oxygen của H2O rồi quan sát sự xuất hiện của 18O trong sản phẩm tạo thành để kết luận.

- Kết quả cho thấy: 18O trong CO2 xuất hiện trong chất hữu cơ còn 18O trong H2O xuất hiện trong O2. Điều này chứng tỏ O2 được tạo ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ H2O.

Bài tập 2 trang 75 SGK Sinh học 10Trong trồng trọt, tại sao người ta thường trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng?

Trả lời:

Căn cứ vào nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật, cụ thể cây ưa sáng sẽ cần nhiều ánh sáng còn cây ưa bóng cần ít ánh sáng, người ta có thể trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng nhằm tận dụng tối đa diện tích đất trồng mà vẫn đảm bảo điều kiện sống lí tưởng của mỗi loại cây. Nhờ đó, người trồng thu được hiệu quả kinh tế cao.

Bài viết liên quan

385 lượt xem